Nga tìm ra vũ khí khắc chế chiến thuật 'bầy UAV' của Mỹ

Một thiết bị không người lái cỡ nhỏ của Mỹ. Ảnh: Military.com.
Một thiết bị không người lái cỡ nhỏ của Mỹ. Ảnh: Military.com.
Nga phát triển thành công loại vũ khí có thể khắc chế chiến thuật sử dụng hàng nghìn UAV siêu nhỏ để tấn công của Mỹ.

Tổng công ty chế tạo máy (OPK) của Nga mới phát triển thành công loại vũ khí đặc biệt có thể vô hiệu hóa hoàn toàn các máy bay không người lái (UAV) bằng cách can thiệp vào hệ thống vô tuyến điện tử lắp đặt bên trong, biến những UAV này thành những "cục sắt vô dụng", Sputnik ngày 29/10 đưa tin.

"Để chống lại đàn robot bay siêu nhỏ, các loại vũ khí truyền thống như súng bộ binh, pháo phòng không hay các tổ hợp vô tuyến điện tử đều vô dụng. Cần phải có một loại vũ khí có thể tác động lên những UAV đó ở mức độ hoàn toàn khác", đại diện của OPK cho biết. 

Dù không nêu thông tin chi tiết, OPK cho hay vũ khí mới của họ không phá hủy các UAV về mặt vật lý, nhưng có thể gây nhiễu các hệ thống vô tuyến điện tử trong bảng mạch điều khiển UAV, khiến chúng không thể bay tới mục tiêu đã định.

Washington Post hồi tháng 3/2016 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí đặc biệt, gồm các UAV siêu nhỏ, có đường kính dưới 3 cm, hoạt động theo đội hình gồm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc kết nối với nhau tạo thành một khối vuông chặt chẽ để tấn công đối phương.

Các chuyên gia nhận định loại vũ khí mới này sẽ được Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng nhằm nhiều mục đích như nghi binh, quấy rối hệ thống radar phòng không, trinh sát, thậm chí là tấn công chiến thuật nhằm vào các mục tiêu mặt đất của đối thủ.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.