Nga tiếp tục hiện đại hóa cường kích ‘vịt bay’ Su-34

0:00 / 0:00
0:00
Máy bay ném bom siêu âm Su-34
Máy bay ném bom siêu âm Su-34
TPO - Tháng 5 năm 2021, một bài báo trên tờ Izvestia đưa tin rằng Trung đoàn Hàng không số 2 ở Chelyabinsk đã nhận được đợt giao hàng đầu tiên một mẫu máy bay ném bom siêu âm Su-34 được tân trang lại.

Các máy bay Su-34NVO trên thực tế là những chiếc Su-34 đời đầu được trang bị lại. Với chi phí được các bản tin nói là chỉ 1 triệu USD mỗi chiếc tại Nhà máy máy bay Chkalov Novosibirsk, các máy bay mới sẽ nhận được thiết bị điện tử hàng không và các thiết bị mới khác để hỗ trợ các hệ thống trinh sát, tác chiến điện tử và điều khiển vũ khí mạnh mẽ.

Hiện tại, Không quân Nga (VKS) đang vận hành khoảng 120 chiếc Su-34 với chi phí từ 1,05 đến 1,3 tỷ rúp (tương đương 35 triệu USD) mỗi chiếc, chưa kể ba chiếc bị mất trong các vụ tai nạn.

Có vẻ như đây là sự trở lại của các máy bay ném bom chiến thuật thời Chiến tranh Lạnh như F-111 của Mỹ và Su-24 của Liên Xô: Su-34 có thành tích chiến đấu thành công trong Nội chiến Syria nhờ sự kết hợp của các cảm biến, tầm hoạt động và trọng tải vũ khí đáng kể cũng như hệ thống dẫn bắn laser Platan.

Tháp cảm biến cho phép chiếc cường kích Nga tìm kiếm mục tiêu và thực hiện các cuộc tấn công chính xác bằng bom dẫn đường laser từ độ cao an toàn mà không cần sự hỗ trợ của máy bay khác hoặc sở chỉ huy mặt đất.

Không giống như hầu hết các loại máy bay chiến đấu khác của Nga được triển khai tới Syria, không một chiếc Su-34 nào bị thiệt hại do tai nạn hoặc hỏa lực của đối phương. Hai nguyên mẫu Su-34 được cho là đã tham gia Chiến tranh Chechnya lần thứ hai của Nga và Chiến tranh Nga-Gruzia bằng cách hỗ trợ gây nhiễu và tấn công chính xác.

Về nguồn gốc, Su-34 là một biến thể máy bay ném bom hai chỗ ngồi của dòng tiêm kích đa năng hai động cơ nhanh nhẹn Flanker của Nga (Su-27). Mặc dù Su-34 có khả năng tăng tốc lên gấp đôi tốc độ âm thanh ở độ cao lớn và chịu được các lực tác động trong thao diễn bằng hơn 9 lần lực hấp dẫn, nhưng nó vẫn thừa hưởng thiết kế cabin ngồi cạnh nhau thoải mái hơn của dòng Su -24 giúp phi hành đoàn dễ dàng chịu đựng các nhiệm vụ có thể kéo dài từ sáu đến mười giờ. Phi công thứ hai của Su-34, một sĩ quan hệ thống vũ khí, có thể đảm nhận việc vận hành hiệu quả hơn các hệ thống điều hướng, cảm biến và vũ khí của máy trong khi người kia tập trung vào việc bay.

Mặc dù Su-34 không nhanh nhẹn như một tiêm kích thực thụ, thể hiện ở tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng thấp là 0,68, nhưng nó vẫn giữ được khả năng chiến đấu không đối không cao hơn đáng kể so với Su-24 nhờ các cảm biến và khả năng tương thích với tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn R-73 hiện đại và tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar R-27 và R-77 tầm xa. Điều đó đã cho phép VKS điều động linh hoạt hơn các máy bay Su-34 được trang bị tên lửa không đối không mà không có máy bay chiến đấu hộ tống.

Bài học kinh nghiệm ở Syria

Quyết định phát triển các máy bay Su-34 nâng cấp tương đối sớm trong vòng đời phục vụ của nó phản ánh những bài học mà VKS đã học được trong các hoạt động tác chiến ở Syria.

Trước hết, cần phải cải thiện hơn nữa khả năng trinh sát và xác định mục tiêu đã mang lại lợi ích rất nhiều cho Su-34. Vấn đề thứ hai là tổn thất của các máy bay phản lực cũ do Nga chế tạo trước tên lửa đất đối không và các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh sự cần thiết phải gây nhiễu mạnh hơn. Kể từ năm 2011, Nga đã thay thế thiết bị gây nhiễu đầu cánh L175V bằng hệ thống K265 Khibiny-M mạnh hơn.

Ở đây, bản nâng cấp Su-340NVO có thể đã dựa trên khái niệm cho hai biến thể Su-34 được đề xuất nhưng chưa thực hiện: một máy bay phản lực trinh sát Su-34R để kế nhiệm máy bay phản lực trinh sát Su-24MR và một nền tảng tác chiến điện tử Su-34MP gây nhiễu tầm xa. Thay vì phát triển máy bay chuyên dụng, giải pháp mới là làm cho chiếc Su-34 cơ bản trở nên linh hoạt hơn.

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.