Nga - Mỹ cạnh tranh gay gắt trên thị trường vũ khí thế giới

TPO - Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ lâu, nhưng Mỹ và Nga vẫn giữ vị thế là hai cường quốc quân sự mạnh nhất và xuất khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới.

Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chủ đạo cho các đồng minh trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Ả-rập Sauđi.

Nga cung cấp vũ khí cho các nước mới nổi BRICS, cùng Iran, hầu hết các nước Đông Nam Á và Bắc Phi.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), giai đoạn 2012 - 2013, Mỹ xuất vũ khí tới 59 quốc gia mà Nga không có thị phần. Trong khi, Nga chỉ xuất được sang 15 quốc gia không nhập vũ khí của Mỹ. 

15 nước nhập vũ khí từ cả Mỹ và Nga, trong đó có Brazil, Ấn Độ, Afghanistan và I-rắc.

Nước nhập nhiều vũ khí nhất của Mỹ là Các tiểu vương quốc Ả-rập, với hơn 3,7 tỷ USD. Nga bán được nhiều vũ khí nhất cho Ấn Độ, với khối lượng đang chuyển giao lên tới trên 13,6 tỷ USD. 

Tổng cộng, Mỹ xuất hơn 26,9 tỷ USD vũ khí ra nước ngoài, trong khi con số của Nga là trên 29,7 tỷ USD.

Điều thú vị là Mỹ thực tế nhập khoảng 16 triệu USD vũ khí từ Nga. Đây là một phần hợp đồng trực thăng trị giá 1 tỷ USD giữa hai nước nhằm cung cấp cho lực lượng an ninh Afghanistan vốn quen dùng trang bị của Nga. 

Quan trọng hơn, SIPRI không tính chi phí của các giao dịch mà chỉ tính đến chi phí sản xuất. Các con số thống kê là giá trị sản xuất vũ khí bán được chứ không tính giá trị vũ khí thực tế bán được. Ngoài ra, SIPRI không theo dõi các vụ chuyển nhượng vũ khí nhỏ. 

SIPRI đưa ra một vài thí dụ để giải thích cho phương pháp tính của mình. Năm 2009, Đức xuất khẩu sang Áo 6 chiếc tiêm kích Eurofighter với trị giá mỗi chiếc là 55 triệu USD, Vì vậy giá trị chuyển giao là 330 triệu USD, mặc dù giá trị giao dịch thực có thể là lớn hơn rất nhiều.

Nếu so sánh, khi tạp chí New York Times thống kê tổng số vũ khí Mỹ xuất khẩu ở mức 66,3 tỷ USD năm 2011, SIPRI đã không tính đến chi phí sản xuất 15,6 triệu USD.

Theo Theo Business Insider
MỚI - NÓNG