Nga đẩy mạnh xuất vũ khí sang thị trường Trung Đông

Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gặp nhau tại Matxcơva hồi tháng hai, thảo luận các thương vụ mua bán vũ khí cũng như thúc đẩy quan hệ ngoại giao. Ảnh: AFP/Getty Images.
Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gặp nhau tại Matxcơva hồi tháng hai, thảo luận các thương vụ mua bán vũ khí cũng như thúc đẩy quan hệ ngoại giao. Ảnh: AFP/Getty Images.
TPO - Sau thập kỷ "gần như vắng bóng" tại Trung Đông, Nga một lần nữa khẳng định mong muốn bán vũ khí cho các khách hàng của Liên Xô cũ, đồng thời thâm nhập thị trường GCC (Hội đồng hợp tác vùng Vịnh - Gulf Cooperation Council).

"Lấp chỗ trống"

Trong một báo cáo cho tổ chức Century Foundation (Washington, Mỹ), Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, ông Dimitry Trenin nhận xét, ở nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Vladimir Putin đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới khu vực (Trung  Đông) và thăm Tehran, chuyến thăm đầu tiên kể từ thời Stalin.

"Mục tiêu chính của Nga là tăng cường các lợi ích kinh tế và đối phó những mối đe doạ đối với an ninh quốc gia Nga", ông Trenin nhấn mạnh.

Nhà phân tích chính trị - quân sự Nga tại UAE, ông Yuri Baramin, cho biết, Nga toan tính dài hơi tại Trung Đông, khi họ thể hiện sự ủng hộ các đối tác đầy rủi ro như Syria và Iran.

Sự ủng hộ của Nga đối với Tổng thống Syria Bashar Al-Assad thể hiện ở sự hiện diện cơ sở hỗ trợ hải quân tại Tartus. Cơ sở này có thể được chuyển đổi thành một căn cứ hải quân mới trong trường hợp ông Assad tiếp tục nắm quyền. 

"Trong khi Mỹ đang vướng mắc bởi quan hệ với các nước MENA (Trung Đông và Bắc Phi), Nga nỗ lực tận dụng thời cơ này và lấp chỗ trống Mỹ bỏ lại".

"Nga thâm nhập thị trường MENA thông qua các khách hàng của Liên Xô cũ, như Algeria, Ai Cập, Syria, Iraq, Libya, Yemen và Jordan". "Tại một số nước, vũ khí từ thời Liên Xô vẫn được sử dụng, trong khi các nước khác đã thay thế bằng vũ khí Mỹ trong những năm 1990, khi mà Nga vắng lặng trên trường quốc tế".

Khách hàng lớn nhất của Nga là Algeria, đã mua tới 7,5 tỷ USD vũ khí Nga kể từ năm 2006, gồm các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30, các hệ thống tên lửa S-300 và xe tăng T-90. 

Chuyển đổi

Gần đây, Nga ký các hợp đồng vũ khí trị giá trên 10 tỷ USD với Ai Cập và Iraq, gồm các máy bay, hệ thống rocket và tên lửa. 

Ai Cập đang là một trong những khách hàng lớn nhất của Moscow. Hai hợp đồng lớn trị giá 6,5 tỷ USD được ký năm 2014, mua máy bay MiG-26, Mi-35, tên lửa S-300VM, tên lửa di động ven biển và tàu ngầm; thành lập trung tâm bảo dưỡng trực thăng Nga tại Ai Cập vào năm 2015.

Ông Alexander Fomin, trưởng văn phòng liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự cho rằng, Moscow đang tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với Cairo sau khi quan hệ Mỹ - Ai Cập nguội lạnh.   

Mặc dù quân đội Ai Cập đang nhận vũ khí trang bị từ Mỹ kể từ năm 1979, nhưng một bước chuyển đổi sang dùng các hệ thống vũ khí Nga không được xem là vấn đề lớn.

Ông Baramin cho rằng: "Tướng lĩnh các nước này biết rằng, vũ khí Nga dễ tương thích và rẻ như thế nào, bởi nhiều người trong số họ được đào tạo tại Liên Xô. Nga đang nhằm vào đặc điểm này bằng cách cung cấp các vũ khí hiện đại dựa trên nền tảng các mẫu hình của Liên Xô cũ.

"Cả lực lượng Iraq và Ai Cập đều đã được đào tạo tại Nga trước kia. Ai Cập đã đào tạo các chuyên gia tại vùng Astrakhan thuộc Nga, trong khi các phi công Iraq được đào tạo lái máy bay Su-25 bởi các chuyên gia Nga."

"Đầu năm nay, các lực lượng vũ trang Iraq đã tới Nga để được đào tạo vận hành các hệ thống phòng không Pantsir", ông Baramin nói.

Trong tháng này, Iraq đã ký hợp đồng trị giá 4,2 tỷ USD trong tháng sáu để ngăn chặn tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). 

Tuy nhiên, dù Nga có thành công tới đâu tại thị trường MENA thì nước này vẫn khó có thể lấn át tại thị trường GCC, gồm Bahrain, Kuwait, Orman, Qatar, Ả-rập Saudi và UAE. 

"Khu vực này chưa từng là khác hàng của Liên Xô cũ. Chỉ trong vài năm qua, Nga mới có thể giành thị phần cho xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tại thị trường Kuwait và UAE trong những năm 1990; hệ thống phòng không Pantsir cho UAE trong những năm 2000".

Sự hợp tác liên tục với các nước như UAE về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi, cùng sự hợp tác nhiều mặt được minh chứng bằng các chuyến thăm cấp cao của Phó Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang UAE Sheikh Mohammed Bin Zayed, Bộ trưởng kinh tế, cùng các quan chức quân sự khác trong năm qua. 

Theo Theo Defense News
MỚI - NÓNG