Thứ nhất, gây thiệt hại nặng nề cho tổ chức khủng bố IS. Máy bay Nga đã phá huỷ 287 cơ sở chỉ huy của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS), 52 doanh trại huấn luyện các phần tử khủng bố, 40 cơ sở chế tạo vũ khí, 155 nhà kho cất giữ nhiên liệu và đạn dược.
Thứ hai, khôi phục lại khả năng chiến đấu của quân đội chính phủ Syria. Sau khi triển khai không kích, các cố vấn quân sự của Iran đã huấn luyện và hướng dẫn dân binh Syria từng bước tham gia vào quân đội chính phủ, nhằm khôi phục lại sức mạnh chiến đấu để tấn công lực lượng vũ trang phe đối lập, đồng thời tổ chức phản công quy mô lớn vào IS. Ba tuần gần đây, quân đội chính phủ Syria đã giành lại được hơn 50 ngôi làng và thị trấn.
Thứ ba, kích hoạt tiến trình chính trị tại Syria. Nga can dự vào Syria, triệt tiêu ý đồ của một số quốc gia muốn lật độ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, bắt buộc các quốc gia này phải đồng ý để ông Bashar tiếp tục lãnh đạo sau khi kết thúc xung đột tại Syria, từ đó đã xoá bỏ một phần trở ngại lớn về tiến trình chính trị tại Syria.
Ngày 30/10, Hội nghị Ngoại trưởng mở rộng được tổ chức tại Viên – Thủ đô của nước Áo, đã đạt được nhận thức chung cơ bản về tiến trình hoà bình của Syria, đặt nền tảng cho chính quyền Bashar al-Assad đàm phán với phe đối lập.
Thứ tư, thay đổi cục diện về cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ và phương Tây đứng đầu. Sau khi Nga đưa quân đến Syria, cục diện chống khủng bố tại Trung Đông đã hình thành nên hai cực, một bên là Nga – Chính phủ Syria và Iran, bên khác là Mỹ và phương Tây, đã tạo nên một tình thế vừa đối kháng vừa hợp tác.
Nhờ vào kết quả không kích tổ chức khủng bố cực đoan, Nga từng bước giành được tiếng nói trong vấn đề Syria, đồng thời đã thuyết phục thành công Iran tham gia vào Hội nghị Ngoại trưởng mở rộng các nước liên quan đến vấn đề Syria, để cân bằng lực lượng với các bên.
Thứ năm, loại bỏ cơ bản khả năng xây dựng một khu vực an ninh phía bắc Syria. Hơn một năm trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất ý tưởng xây dựng một khu vực an ninh phía bắc Syria, để ngăn chặn người dân Syria và phe đối lập di chuyển sang nước mình. Tháng 9/2015, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã đạt được nhất trí về vấn đề này. Nhưng, do máy bay Nga hoạt động trên không phận khu vực phía bắc và khu vực ven biển Syria đã làm cho ý tưởng này không thể thực hiện.
Một hình ảnh không kích của Nga tại Syria vào ngày 30/9/2015.
Kể từ ngày 30/9/2015 cho đến nay, máy bay chiến đấu của Nga đã thực hiện tấn công hơn 2.000 công trình của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Al Qaeda và Jabhat al-Nusra – một chi nhánh của Al Qaeda tại Syria, làm tổn thất nặng nề cho các phần tử khủng bố trong lãnh thổ Syria và giúp quân đội chính phủ giành lại được nhiều khu vực quan trọng.
Nga can dự mạnh vào Trung Đông đã dẫn đến có sự xung đột về địa chính trị giữa Moscow và Washington ở khu vực này, Mỹ đã có điều chỉnh mới về chiến lược tại Syria và Iraq. Gần đây, Tổng thống Balack Obama đã cho phép điều động 50 đặc nhiệm đến hỗ trợ phe đối lập tấn công IS. Điều này cho thấy, chính phủ Mỹ đã có sự thay đổi lập trường, khi trước đó tuyên bố không điều lực lượng tác chiến dưới mặt đất đến Syria.