Nếu xung đột xảy ra, Triều Tiên sử dụng tên lửa nào tấn công đối phương?

Nếu xung đột xảy ra, Triều Tiên sử dụng tên lửa nào tấn công đối phương?
Nhóm tên lửa Hwasong trải dài từ tầm ngắn, tầm trung cho đến liên lục địa và là nòng cốt sức mạnh tấn công chiến lược của Bình Nhưỡng.

Gia đình tên lửa đạn đạo Hwasong vừa có thêm thành viên mới với vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 hôm 4/7. Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên KCTV cho biết tên lửa bay trên không trung gần 40 phút, đạt độ cao 2.802 km và đi được quãng đường 933 km. Theo AP, Bình Nhưỡng khẳng định đây là vụ thử thành công ICBM đầu tiên. 

Theo BBC, Triều Tiên có danh sách dài các loại tên lửa mang tên Hwasong. Trong đó Hwasong-1/2 thuộc loại rocket phóng loạt được chế tạo dựa trên tên lửa 9K52 Luna-M của Liên Xô.

Đông đảo nhất là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-5/6 được chế tạo dựa trên tên lửa Scud của Liên Xô từ những năm 1980. Các loại tên lửa này có tầm bắn từ 300-500 km.

Nếu xung đột xảy ra, Triều Tiên sử dụng tên lửa nào tấn công đối phương? ảnh 1

Hwasong-14 

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí James Martin, năm 1985, Triều Tiên đã xuất khẩu cho Iran khoảng 90-100 tên lửa Hwasong-5 cùng công nghệ để phát triển thành tên lửa Shahab-1.

Đến những năm 1990, Triều Tiên tiếp tục phát triển Hwasong-7, còn gọi là Rodong-1. Đây là tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của Bình Nhưỡng với tầm bắn từ 1.000-1.500 km tùy tải trọng đầu đạn. Hwasong-7 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng với bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 2 km.

Trên cơ sở Hwasong-7, những năm 2000, Triều Tiên tiếp tục phát triển thành Hwasong-10, còn gọi là BM-25 Musudan. Tên lửa này có tầm bắn từ 2.500-4.000 km. Hwasong-10 được cho là đã tiến hành thử nghiệm nhiều lần nhưng tỷ lệ thành công khá thấp. Lần thành công gần nhất được ghi nhận vào ngày 22/6/2016.

Một trong những ẩn số lớn trong gia đình tên lửa Hwasong là Hwasong-13, còn gọi là KN-08. Tên lửa này công khai trước công chúng lần đầu trong cuộc diễu binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung vào tháng 4/2012.

Tên lửa có chiều dài khoảng 17 m, đường kính lớn nhất khoảng 1,9 m, giảm xuống còn khoảng 1,25 m ở giai đoạn thứ 3. Đầu năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố dùng không nhìn thấy KN-08 được thử nghiệm nhưng tin rằng Triều Tiên có thể lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa này.

KN-08 xuất hiện đều đặn trong 2 cuộc diễu binh khác vào năm 2013 và 2015. Tuy nhiên, trong cuộc diễu binh gần đây nhất vào ngày 15/4, không thấy sự xuất hiện của KN-08, thay vào đó là 2 loại tên lửa mới có kích thước khá lớn.

Nếu xung đột xảy ra, Triều Tiên sử dụng tên lửa nào tấn công đối phương? ảnh 2

Đồ họa vụ phóng thử tên lửa Hwasong-12 vào ngày 14/5. Ảnh: Leo Delauncey/Daily Mail

Cũng trong cuộc diễu binh ngày 15/4, một thành viên mới của gia đình Hwasong được công bố là Hwasong-12. Tên lửa này được thử nghiệm thành công vào ngày 14/5. Tên lửa Hwasong-12 đạt độ cao 2.100 km và bay được quãng đường 787 km, với thời gian 30 phút. Các chuyên gia nhận định, nếu phóng ở quỹ đạo tiêu chuẩn, Hwasong-12 có thể đạt tầm bắn gần 5.000 km.

Một số nhà phân tích cho rằng, Hwasong-14 có thể là một trong 2 tên lửa mới được Triều Tiên công bố trong cuộc diễu binh hồi tháng 4. Theo hình ảnh về Hwasong-14 do Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên KCTV công bố, tên lửa được lắp trên khung gầm xe tải chuyên dụng 16x16 bánh.

Trong khi Triều Tiên tuyên bố Hwasong-14 là một ICBM, các nhà phân tích Hàn Quốc nói với SCMP rằng đây có thể là vụ thử nghiệm thứ 2 của tên lửa Hwasong-12. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cũng nhận định đây là vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung và không có khả năng đe dọa Mỹ.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG