Nám da có nguy hại?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
 Các phương pháp chăm sóc da không đúng cách, cùng với tuổi tác làm bạn thay đổi nội tiết sẽ sinh ra nám da hay tàn nhan.

Tại sao nám da nguy hại?

Theo TS. BS Ngô Hoàng Phong (Phòng khám Da liễu, 38 Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Nội): Sai lầm lớn nhất của chị em là cứ thấy nám thì mua đủ loại thuốc trị nám về bôi, không cần biết nguyên nhân, vừa không khỏi mà có khi còn nặng thêm.

Nám da không nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể nhưng ảnh hưởng lớn đến “sức khỏe tâm lý”. Mặt khác nám có thể lại là dấu hiệu một bệnh lí nào đó trong cơ thể bạn chứ không chỉ thuộc về bệnh lí da. Do đó, cần biết rõ nguyên nhân gây vết thâm sạm trên da: 

Nội tiết, tuổi tác: Phụ nữ càng lớn tuổi thì có tỉ lệ nám da càng cao, từ độ tuổi 40 trở đi có tỉ lệ nám da cao nhất. Ở tuổi này, rối loạn nội tiết trong cơ thể là nguyên nhân lớn khiến cho tyrosen bị ôxy hóa hình thành melanin, tạo nên đốm nám tấn công da. Mặt khác, hiện tượng stress triền miên, mất ngủ, tâm lý lo lắng cũng tác động hình thành các vết nám trên da. 

Môi trường ngoài: Nắng và mỹ phẩm chính là những yếu tố tác động trực tiếp nên da gây nám. Tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ làm vùng da bỏng rát, đỏ nựng rồi thâm xịt. Một số kem dưỡng da, trang điểm dễ làm cho da mặt “bắt nắng”. Mỹ phẩm lột da cũng khiến vùng da mỏng hơn, nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài dễ nám hơn. Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây nám da.

Dược phẩm: Khi dùng thuốc có các thành phần như Tetracyline, Sulfamid, lợi tiểu Thiazid, chống dị ứng Phenergan, an thần, Chlopromazin cũng có thể tạo nên vết sậm màu trên da. Bởi các thành phần dược tính trên có khả năng gây cảm ứng với ánh nắng mặt trời. Dùng thuốc ngừa thai lâu cũng để lại những vết thâm sậm trên da.

Hệ lụy sau chữa bệnh lí da: Những người đã điều trị bệnh Echzeimer, viêm da, zona, luput… có thể để lại quầng thâm trên da sau khi khỏi bệnh.

Chữa nám da bằng cách nào?

Tuy nám da không nguy hiểm nhưng việc điều trị không dễ dàng, khó tránh tái phát. Do vậy, bác sĩ khuyên chị em trước tiên nên chủ động phòng tránh:

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài nắng nên dùng khẩu trang, áo chống nắng, bôi kem chống nắng.

- Không nên lạm dụng mỹ phẩm lột, tẩy mặt.

- Không dùng dược phẩm bừa bãi. Khi dùng thuốc ngừa thai thấy nám cần đổi phương pháp khác.

Khi bị nám muốn được chữa trị, bạn cần đến chuyên gia da liễu khám và chỉ định phương pháp. Bác sĩ Ngô Hoàng Phong nhấn mạnh rằng: “Không phải cứ đốt laser là khỏi nám, mỗi loại nám sẽ có một phương pháp trị liệu khác nhau, có thể dùng thuốc bôi, có thể phải chữa nội tiết. Trong phương pháp laser, hiệu quả cao sau vài lần đốt nhưng cũng không ngăn chặn sự tái phát”.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mỹ phẩm được quảng cáo đặc trị nám, tại các nhà thuốc tư nhân cũng bán rất nhiều. Bệnh viện, các cơ sở thẩm mỹ có áp dụng đốt laser. Các nhà thuốc Đông y cũng có phương pháp bấm huyệt trị nám. Nhiều chị em tự mua thuốc về bôi, không khỏi lại “nháo nhào” xin đốt laser vì đây là một phương pháp tiến bộ mới.

Khi sử dụng đốt laser ở những nơi không uy tín, bạn cũng chưa chắc đạt được kết quả mong muốn. Nếu chuyên gia chọn không đúng bước sóng thì quá trình đốt có thể gây ra sẹo lõm, nguy hiểm. Điều trị nám không đúng cách còn có thể làm nặng thêm.

Nhiều loại mỹ phẩm trên thị trường chứa chất corticoid có khả năng xóa vết thâm rất nhanh nhưng lại dễ làm tái phát kèm theo việc nổi mụn, ngứa ngáy. Thuốc bôi trị nám chủ yếu là do vitamin C liều cao, vitamin E. Do vậy, trước khi chữa trị, bạn nên có tư vấn trực tiếp của các bác sĩ.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG