Mỹ triển khai cả ba tàu ngầm mạnh nhất tới Thái Bình Dương?

0:00 / 0:00
0:00
Tàu USS Connecticut tại Nhật Bản hồi tháng 8/2020. Ảnh: US Navy
Tàu USS Connecticut tại Nhật Bản hồi tháng 8/2020. Ảnh: US Navy
TPO - Hải quân Mỹ trong tháng 7 dường như đã triển khai cả ba tàu ngầm tấn công mạnh nhất trong biên chế hải quân nước này trên cùng một đại dương, theo Forbes.

Theo tạp chí này, trong tháng 7, dường như tất cả các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf đã được triển khai ở Thái Bình Dương. Sự gia tăng số lượng tàu Seawolf có ý nghĩa lớn đối với chiến lược hải quân của Mỹ vào thời điểm mà đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc, đang phát triển nhanh hạm đội của mình.

Ba tàu USS Seawolf, USS Connecticut và USS Jimmy Carter đều xuất phát từ Bremerton, Washington. Các tàu ra đời từ những năm 1990 này là loại tàu ngầm lớn nhất, nhanh nhất và được trang bị mạnh nhất trong số khoảng 50 tàu ngầm tấn công của hạm đội Mỹ.

Mỗi chiếc Seawolf với 50 ngư lôi và tên lửa có đủ hỏa lực để đánh chìm một đoàn tàu vận tải hoặc nhóm tàu ​​sân bay của đối phương. Tàu Jimmy Carter có phần mở rộng thân tàu dài 33m cho phép tàu có khả năng gián điệp và hoạt động đặc biệt.

Vào đầu tháng 7, USONW, một cơ quan có liên hệ với hải quân Mỹ ở Washington và các tiểu bang xung quanh, đã đưa lên Twitter các bức ảnh kèm theo chú thích. “USONW đã có mặt để phục vụ gia đình (thủy thủ đoàn) ba tàu ngầm được triển khai — USS Seawolf, USS Jimmy Carter và USS Connecticut.”

Cả ba tàu lớp Seawolf đều được triển khai cùng một lúc.

Thông thường, các tàu trong một lớp cụ thể thay phiên nhau triển khai. Vì tất cả đều phụ thuộc vào cùng một cơ sở hạ tầng hậu cần và đào tạo, nên việc chia một lớp tàu thành ba nhóm để triển khai là bền vững nhất.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.