Theo đó hệ thống thông tin này có thể giúp phá vỡ rào cản về việc truyển tải dữ liệu giữa môi trường nước và không trung. Đột phá công nghệ này cho phép có thể thực hiện "đối thoại" trực tiếp giữa tàu ngầm và máy bay.
Từ trước tới nay, thiết bị cảm biến dưới nước không thể chia sử dữ liệu với thiết bị cảm biến trên cạn, bởi chúng sử dụng các tín hiệu trung gian khác nhau.
Trong đó, tín hiệu vô tuyến được truyền phát trong không trung rất nhanh chóng bị biến mất trong môi trường nước.
Ngược lại, tín hiệu sóng âm được phát ra từ các thiết bị dưới nước về cơ bản bị bề mặt nước khúc xạ trở lại, do đó không thể xuyên qua mặt nước.
Hệ thống công nghệ mới do các nhà khoa học Mỹ thuộc Viện nghiên cứu MIT nghiên cứu có tên gọi Hệ thống liên lạc âm học tịnh tiến (TARF).
Hệ thống này cho phép tàu ngầm dưới đại dương gửi một tín hiệu siêu âm lên bề mặt nước. Thông tin kiểu nhị phân 0 và 1 sẽ được mã hóa bằng một dao động cực nhỏ tạo nên các tần số khác nhau. Trên mặt nước, một radar tần số cực cao (từ 30GHz tới 300 GHz) sẽ nhận diện sự thay đổi cực nhỏ của tần số, từ đó giải mã và chuyển thành thông tin có nghĩa.
Giai đoạn thử nghiệm bước đầu cho thấy, hệ thống này đã truyền tải thành công dữ liệu dưới nước trong môi trường sóng lặng. Các nhà nghiên cứu hy vọng sau khi tiến hành thêm các cuộc cải tiến công nghệ, có thể ứng dụng chúng trong điều kiện thời tiết và môi trường biển phức tạp.
Các nhà khoa học cho rằng, công nghệ mới này khi hoàn chỉnh có thể được ứng dụng một cách rộng rãi trong các lĩnh vực như tìm kiếm vị trí họp đen máy bay mất tích dưới nước. Cho phép thiết bị lặn không người lái có thể truyền tải dữ liệu nghiên cứu mà không cần phải nổi lên mặt nước.