Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát cao

Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát cao
Mạng tin "RealClearPolitics" nhận định rằng một trong những vấn đề lớn của kinh tế Mỹ hiện nay là nạn in tiền ồ ạt và tài trợ cho các chương trình chi tiêu của chính phủ, chứ không phải thâm hụt ngân sách.
Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát cao ảnh 1

Nếu Mỹ tiếp tục trả tiền cho những người không đi làm và tài trợ cho các khoản chi của chính phủ, kinh tế sẽ bị tổn hại về lâu dài. Và nếu FED tiếp tục mua các loại trái phiếu của chính phủ thì lạm phát chắc chắn sẽ tăng cao.

Điều trần trước Uỷ ban Ngân sách Hạ viện đầu tháng 6/09, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (FED) Ben Bernanke nói khi thời cơ đến, FED sẽ nâng lãi suất để ngăn chặn nguy cơ lạm phát trong quá trình phục hồi kinh tế. Ông cũng đề cập tới vấn đề cân bằng thu chi để duy trì sự ổn định bền vững của nền tài chính Mỹ.

Xét về hình thức, tuyên bố đó của ông Bernanke là tích cực, vì nó góp phần giữ giá cả ổn định và khôi phục lại giá trị của đồng USD đang bị yếu đi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và các nhà kinh tế nói rằng cả ông Bernanke lẫn FED đều không thực sự độc lập với Tổng thống Barack Obama và Nhà Trắng.

FED đã in thêm 1.000 tỷ USD tiền mới

Cho tới lúc này, FED đã in thêm 1.000 tỷ USD tiền mới và nguồn cung tiền M2 đang tăng nhanh nhất trong suốt 25 năm qua. Sự bùng nổ nguồn cung tiền mặt này lý giải một phần nguyên nhân làm cho đồng USD giảm giá.

Điều đó có nghĩa là Bernanke khó có thể cắt giảm đà in tiền ồ ạt hiện nay và từng bước nâng tỷ lệ lãi suất đúng lúc cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất. Cho tới lúc này, FED đã in thêm 1.000 tỷ USD tiền mới và nguồn cung tiền M2 đang tăng nhanh nhất trong suốt 25 năm qua. Sự bùng nổ nguồn cung tiền mặt này lý giải một phần nguyên nhân làm cho đồng USD giảm giá.

Chính tính độc lập của FED giảm đi, hơn là thâm hụt ngân sách khổng lồ, đang làm cho người ta lo ngại rằng FED sẽ tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính để tài trợ cho các chương trình chi tiêu của Tổng thống Obama. Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel đầu tháng 6 này cũng đã phải nói rằng bà "rất nghi ngờ" quyền lực của FED.

Lạm phát và lãi suất tăng luôn là vấn đề của chính sách tiền tệ. Không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát và tỷ lệ lãi suất. Trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 và hầu hết những năm 2000, ngoại trừ giai đoạn bong bóng 2003-2005, lạm phát và lãi suất đã giảm xuống, trong khi thâm hụt ngân sách trung bình lên tới hơn 200 tỷ USD và có lúc chiếm tới 6% GDP. Nguyên nhân là vì các chủ tịch FED Paul Volcker và Alan Greenspan đã hạn chế in thêm tiền mặt.

Thâm hụt ngân sách 2.000 tỷ USD hiện nay, tương đương 13% GDP và chắc chắn sẽ còn ở mức cao, là con số gây sốc. Tuy nhiên, nếu FED không in thêm tiền để bù đắp vào khoản thâm hụt ngân sách này, thì lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp và tỷ lệ lãi suất dài hạn sẽ ở mức bình thường.

Việc FED mua trái phiếu của Bộ Tài chính, mua cổ phiếu hỗ trợ cho các khoản vay thế chấp và các loại trái phiếu khác đang làm cho người ta nghi ngờ rằng Bernanke cùng FED đang ngả theo các chính sách kinh tế của Tổng thống Obama.

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế đang hiện ra ở đường chân trời. Một số người đã kêu gọi chấm dứt các chương trình kích thích kinh tế không cần thiết nữa.

Cùng với nguồn cung tiền tệ tăng cao, giá hàng hoá phục hồi, thị trường bất động sản đi dần vào ổn định, số người đăng ký thất nghiệp giảm, thị trường chứng khoán tăng điểm, việc cho vay tín dụng lan tràn đang được thu hẹp lại và những báo cáo lạc quan hơn của các nhà chế tạo, tất cả những dấu hiệu ấy cho thấy việc triển khai thêm các chương trình kích thích kinh tế là không cần thiết nữa.

Nhà kinh tế Scott Grannis đã kêu gọi "thu hồi chương trình kích thích kinh tế". Giáo sư Russell Roberts của Đại học George Mason thì lưu ý rằng trong tổng số 787 tỷ USD của chương trình kích thích kinh tế, mới chỉ có 36 tỷ USD được giải ngân tính đến cuối tháng 5/09.

Báo USA Today cho biết 209 tỷ USD ổn định bảo hiểm xã hội, một phần của kế hoạch kích thích kinh tế cả gói, đã được chi cho bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thực phẩm, bảo hiểm y tế và trợ cấp lương hưu.

Như vậy các chương trình chi tiêu ưu tiên đã được triển khai và khi mà kinh tế đang ở cửa ngõ phục hồi, Mỹ không cần có thêm các chương trình kích thích kinh tế nữa. Nhà phân tích chính trị Dan Clifton cho rằng khoản tăng chi tiêu 200 tỷ USD trong kế hoạch kinh tế 2011-2019 cần phải được rút ra khỏi kế hoạch kích thích kinh tế cả gói của chính quyền Obama.

Hữu Nghị
TTXVN

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.