Mướp đắng là một sự kết hợp tuyệt vời của các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
Mướp đắng (còn gọi là khổ qua) là một loại trái cây có nhiều ở châu Á, châu Phi và vùng Caribe. Ở những khu vực này, mướp đắng đã được sử dụng làm thực phẩm và là một phương thuốc dân gian từ hàng ngàn năm nay.
Mướp đắng có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, bao gồm folate, vitamin A, vitamin C,và kali. Nó cũng có các chất chống oxy hóa phong phú, có chứa cả beta-carotene và lutein. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng mướp đắng là sự kết hợp độc đáo của các chất dinh dưỡng giúp nó có hiệu quả chống lại cả ung thư và tiểu đường.
Phòng chống và điều trị ung thư
Nghiên cứu mới nhất về mướp đắng của trường Đại học Colorado (Mỹ) đã được tiến hành cả trong ống nghiệm và trên cơ thể động vật sống, nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của mướp đắng liên quan đến ung thư tuyến tụy.
Cả hai loại nghiên cứu đều chỉ ra rằng chiết xuất từ mướp đắng có thể ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư (dẫn đến sự tăng trưởng của khối u) và tạo ra apotosis (tế bào chết). Các nhà khoa học cho rằng mướp đắng có thể làm được điều này bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp glucose cho các tế bào ung thư, các tế bào lạ trong cơ thể sẽ không còn nguồn năng lượng để phát triển và lây lan.
Đây là một tin tuyệt vời cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (một loại ung thư thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã vào những giai đoạn cuối, có rất ít lựa chọn đểu điều trị và thường có tỷ lệ sống rất thấp). Nhưng bệnh ung thư tuyến tụy không phải là loại ung thư duy nhất mà mướp đắng có tác dụng hữu ích trong việc điều trị.
Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh được mướp đắng có tác dụng tích cực trong việc điều trị ung thư vú. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu tác dụng của mướp đắng với ung thư tiền liệt tuyến.
Phòng chống và điều trị tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường, giống như bệnh nhân ung thư, cũng có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng mướp đắng trong khẩu phần ăn của họ. Nghiên cứu của trường Đại học Colorado chứng minh mướp đắng có khả năng điều chỉnh nồng độ insulin trong máu - và do đó làm giảm mức độ glucose trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hóa học và Sinh học của Mỹ năm 2008 đã phát hiện ra rằng bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng mướp đắng thường xuyên sẽ kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu của họ và tăng độ nhạy cho các hoạt động của insulin - nói cách khác, mướp đắng cho phép cơ thể của họ để sử dụng glucose nhiều hơn và có hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu xuất hiện trong tạp chí của Ethnopharmacology năm 2011 cũng chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường dùng khoảng 2000mg nước ép mướp đắng hàng ngày có thể kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên tác dụng của bài thuốc tự nhiên này không thể mạnh bằng metformin trong thuốc điều trị tiểu đường. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường quá nặng không thể tự ý bỏ thuốc, còn những người bệnh tiểu đường nhẹ hoặc đang có nguy cơ tiểu đường cũng nên xin tư vấn của bác sỹ.
Ai không nên ăn mướp đắng?
Theo Trung tâm ung thư Sloane Kettering (SMKCC), bạn cần biết rõ một số lưu ý trước khi dùng mướp đắng thường xuyên. Điều quan trọng nhất là phụ nữ trong thai kỳ không nên ăn mướp đắng, vì nó có thể gây chảy máu âm đạo, tử cung co thắt và sẩy thai.
Mướp đắng cũng không nên dùng cùng với các thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin, vì nó có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống đột ngột đến mức độ thấp nguy hiểm. Ngoài ra, các báo cáo khoa học cũng ghi nhận một số phản ứng ngoài ý muốn khi dùng mướp đắng thay thuốc như rung nhĩ, viêm loét dạ dày và phản ứng dị ứng.
Trong ngắn hạn, nếu bạn đang phải đấu tranh với bệnh tiểu đường hay ung thư, mướp đắng chắc chắn là một loại thảo dược tốt. Tuy nhiên, mướp đắng chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ để kiểm soát liều lượng an toàn cho cơ thể.