Muốn chuyển trường phải trả 15 triệu!

Muốn chuyển trường phải trả 15 triệu!
“Sau 2 năm học, mình mới thấy ngành nghề phù hợp với mình là kinh tế chứ không phải ngành mình đang theo đuổi. Lẽ nào mình phải trả giá đắt đến thế cho ước muốn đơn giản ấy. 15 triệu đồng là số tiền quá lớn!”, Lê Thu Trang quyết định rời trường cũ khi đã đỗ ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ.

Sau gần 2 năm học, Lê Thu Trang quyết định rời trường cũ khi đã thi đỗ ĐH Kinh tế quốc dân.

Khi làm đơn rút hồ sơ, bạn hoang mang khi được biết: sẽ phải “bồi thường chi phí 2 năm” là 15 triệu đồng. 

Bạn chia sẻ: “Sau 2 năm học, mình mới thấy ngành nghề phù hợp với mình là kinh tế chứ không phải ngành mình đang theo đuổi. Lẽ nào mình phải trả giá đắt đến thế cho ước muốn đơn giản ấy. 15 triệu đồng là số tiền quá lớn.”

Sau đó Trang đã phải bán xe máy để đủ tiền nộp cho trường. Nhưng sau đó, bạn mới biết có những cách khác để vẫn có thể ra đi mà không phải bồi thường chi phí đào tạo.

Chuyện của Trang không hiếm

Và nhiều sinh viên như Trang thắc mắc: mình đã nộp học phí những học kỳ theo học, tại sao lại phải bồi hoàn phí đào tạo. Các trường trả lời: Bạn phải trả lại số tiền đào tạo trường được cấp từ ngân sách nhà nước. Mức phí bồi thường tùy vào số tiền ngân sách cấp cho mỗi sinh viên.

Mỗi sinh viên Y khoa mỗi năm được hưởng 8 triệu đồng. Nếu một sinh viên đã học 2 năm, muốn chuyển trường thì phải nộp 16 triệu đồng. Sinh viên mỗi khoá có thể sẽ phải bồi thường những khoản phí khác nhau, tuỳ mức đóng góp. Những sinh viên hệ đào tạo tự túc, có thể sẽ phải bồi hoàn gấp 2-3 lần.

Khảo sát tại 4 trường đại học ở Hà Nội, mới thấy những bạn muốn chuyển trường đang đứng trước những số tiền bồi hoàn khổng lồ: 12 triệu, 15 triệu, 22 triệu đồng...

Nhưng nhiều người lại cho rằng: quy định này có quá nhiều lỗ hổng, lỏng lẻo đến mức có thể chỉ để... doạ chơi.

Những lỗ hổng đó là gì?

Hàng năm mỗi trường đều có hàng chục, thậm chí hàng trăm sinh viên đến hoặc đi. Nhưng có những người phải hoàn tiền, có người lại không.

Những bạn viết đơn xin rút hồ sơ, hé lộ thông tin chuyển trường, lập tức nhà trường sẽ truy thu tiền bồi thường đến cùng. Nhưng nếu bạn làm đơn theo kiểu “hoàn cảnh gia đình khó khăn”, “sức khoẻ kém”... xin dừng học thì nhà trường sẽ xem xét và miễn giảm.

Hầu hết các bạn, khi nhập học trường mới, đều không bị yêu cầu văn bằng chứng chỉ gốc. Thế nên nhiều SV đã nộp văn bằng chứng chỉ công chứng, bỏ qua hồ sơ các trường cũ. 

Phỏng vấn bỏ túi vài dân trường Luật, các bạn lập luận: khoản phí 8 triệu đồng/năm là nhà nước đầu tư cho sinh viên. Khi nhà trường đòi lại khoản đã chi này, liệu có quay trở lại nộp vào ngân sách nhà nước?

Theo San Hải
Sinh viên Việt Nam

MỚI - NÓNG