Ngày nay, dù tác chiến công nghệ cao đang chiếm ưu thế trên chiến trường, nhưng Quân đội Nga vẫn duy trì phương thức tác chiến từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 (CTTG 2). Gần đây, các binh sĩ Nga đã tiến hành huấn luyện chiến đấu trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt.
Điểm độc đáo trong đợt huấn luyện lần này là các binh sĩ sử dụng vũ khí, quân phục và phương thức tác chiến đã từng áp dụng trong CTTG 2.
Các vũ khí được chế tạo từ hơn 70 năm trước sau khi tân trang vẫn có thể hoạt động tốt. Những người lính trẻ được học lại phương pháp tác chiến đã từng giúp Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Phương pháp mà những người lính trẻ được học là kỹ thuật tác chiến đô thị trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Vào năm 1943, Hồng quân Liên Xô phải giành giật từng tòa nhà, dãy phố với quân đội phát xít Đức khi Hitler ôm tham vọng đánh bại Liên Xô.
Ở thời điểm đó, Hồng quân Liên Xô đã thành lập 90 tiểu đoàn đặc nhiệm chuyên tác chiến đô thị. Họ được trang bị súng trường, súng chống tăng, súng phun lửa, mìn để chống lại đội quân phát xít. Ảnh: 2 binh sĩ đang vác súng máy hạng nặng vượt qua lớp tuyết dày đến địa điểm tập kết
Phương pháp tác chiến đô thị này đòi hỏi những người lính phải có khả năng độc lập tác chiến cao, thậm chí có thể tấn công cảm tử khi cần thiết. Một binh sĩ đang chuẩn bị súng phun lửa để sẵn sàng khai hỏa.
Bắn tỉa là một trong những phương pháp chủ đạo của kỹ thuật tác chiến đô thị. Những phát bắn chính xác cùng kỹ thuật ngụy trang tốt có thể giúp một người lính đơn độc tiêu diệt nhiều binh lính, làm xáo trộn đội hình, cản đường tiến quân của đối phương. Ảnh: Một người lính học kỹ thuật bắn tỉa với súng trường Mosin–Nagant.
Súng trường Mosin–Nagant có tầm bắn hiệu quả tới 800 m, nó là vũ khí lợi hại cho mục đích bắn tỉa trong môi trường đô thị.
Một binh sĩ nhắm mục tiêu với súng máy Degtyaryov, còn gọi là DP. Khẩu súng này nổi bật với băng đạn hình chiếc đĩa ở phía trên. Nó có tầm bắn khoảng 800 m, tốc độ bắn 550 viên/phút. DP có khả năng chi viện hỏa lực rất tốt.
Các binh sĩ Quân đội Nga huấn luyện lợi dụng địa hình, địa vật để di chuyển chiếm lĩnh vị trí. Họ thường chia thành những tốp nhỏ với 2-3 người cắt vào giữa đội hình đối phương để thực hiện hoạt động chiến đấu quấy rối khiến đối phương sao lãng tạo điều kiện cho lực lượng tấn công chính.
Nhờ phương thức tác chiến độc đáo đó đã góp phần giúp Hồng quân từng bước đẩy lùi quân đội phát xít Đức đến tận hang ổ của chúng ở Berlin.
Ngày nay, tuy tác chiến công nghệ cao đang chiếm ưu thế, nhưng phương pháp tác chiến căn bản từ thời CTTG 2 vẫn rất hữu dụng trong môi trường đô thị. Ảnh: Hai binh sĩ tập nhắm mục tiêu với súng tiểu liên PPSh-41.
Việc Quân đội Nga cho binh lính huấn luyện phương pháp tác chiến cũ một mặt để ghi nhớ công lao những người lính Hồng quân Liên Xô năm xưa, một mặt duy trì phương thức tác chiến căn bản để chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.