Mưa hoàng hôn

Mưa hoàng hôn
TP - Mặt trời mùa đông uể oải chiếu xiên xiên vào căn lều mà chúng tôi dùng làm lớp học. Tôi dắt Nhị Hợp vào chỗ ngồi của nó, đoạn trở về bục giảng, cầm lấy phấn bắt đầu giảng bài.

Trong số học sinh của tôi, có không ít người đã 27 hoặc 37 tuổi, thậm chí có cả những ông bố có mấy con rồi, còn tôi cứ ngày ngày thi hành chức trách của một thầy giáo trước đám người này.

Tôi là thầy giáo duy nhất của đám học trò có độ tuổi khác nhau này. Hôm qua, “Quỹ phát triển thanh thiếu niên” gửi đến 20 tệ, nói đích danh là để giúp đỡ Nhị Hợp. Tôi đưa nó đến trường Tiểu học thị trấn để lĩnh sách vở, rồi lại mua cho nó bút chì và tẩy, thế là hôm nay nó được ngồi vào lớp học. Nó vị tất đã biết đằng sau lưng nó, có biết bao ánh mắt hâm mộ đang nhìn nó.

Đưa mắt nhìn theo đám học trò lục tục đi ra khỏi lớp, tôi mỉm cười xóa bảng.

- Nhị Hợp, sao em không về?

- Thưa thầy – Nó hơi ngượng nghịu ngẩng đầu lên.

- Thầy có thể giúp em viết một lá thư không?

- Thư gì? – tôi xếp sách vở lại đi đến gần nó.

- Mỗi đứa trẻ khi nhận được tiền của ai trợ cấp cũng phải viết một lá thư cám ơn người đó. Em có địa chỉ của cô ấy ở thành phố đây. Nó móc từ trong túi ra một mảnh giấy nhầu nát đưa cho tôi.

- Nói cho thầy biết, em định viết gì cho cô ấy?

- Em muốn nói với cô ấy rằng, em cảm ơn cô nhiều, nhờ cô em mới được ngồi vào lớp để nghe thầy giảng.

- Nhị Hợp cúi rạp trên bàn nắn nót viết thư. Tôi ngồi trước mặt nó, bắt đầu xem mảnh giấy nó vừa đưa cho tôi.

- Thế giới thật nhỏ bé! Cái thế giới này quả là không lớn. Người cho  Nhị Hợp tiền chính là Huệ!

Tác giả của truyện ngắn Mưa hoàng hôn là Viên Tiêu Nhất. Khi sáng tác truyện này cô mới là sinh viên năm thứ hai khoa Pháp ngữ Đại học Sư phạm Hoa Đông – Trung Quốc.

Truyện này đã đoạt giải nhất “Giải văn học thanh niên của Pháp” kỳ thứ 8.

Xưa nay giải này đều thuộc về người Pháp, lần ấy thuộc về một con gái Trung Quốc khiến cho giới văn học và giới báo chí Pháp vô cùng khâm phục. Báo “Le monde” của Pháp đã dành cả một trang báo đăng toàn văn truyện này.

Truyện này nguyên viết bằng tiếng Pháp được chính tác giả dịch ra Trung văn. Âm điệu của truyện buồn buồn, nhưng phản ảnh được sự quan tâm của tác giả đối với xã hội và nhân sinh.

Hồi ấy khi tôi xa Huệ, thì Huệ còn là cô sinh viên ngây thơ chưa biết gì. Trời đất thay đổi nhanh thật, tôi vẫn là anh giáo nghèo, lương tháng có 80 tệ. Thế mà Huệ, vì lòng thương người đã bỏ ra 20 tệ giúp Nhị Hợp, để tôi bây giờ phải cùng nó viết thư cám ơn.

Nhận được thư Huệ, trong thư Huệ chỉ nói có một câu: “Tất cả bạn bè đều đang tìm anh. Em cũng đang tìm anh, tìm một bến đỗ, liệu có bến nào không cho phép đỗ không?”.

Tôi nhận được thư vào buổi sáng. Buổi chiều, tôi đang bấn lên vì lá thư đang trải trên bàn, thì Huệ mang theo chút ánh sáng hoàng hôn bước vào căn nhà lá của tôi.

Một cái va ly, một bọc quần áo, đường dài vất vả nên mặt nàng trông có vẻ xanh xao, tiều tụy, trông giống như con thuyền cũ không chuyển động được nữa. Dung nhan nàng không còn xinh xắn trẻ trung như thời xưa mà tôi từng quen biết.

- Em làm gì vậy? – Tôi ngây người trố mắt hỏi – Huệ, em không còn là con nít nữa, đừng có làm bừa!

- Em mà làm bừa? Đi xe lửa 28 tiếng đồng hồ, đi xe ô tô 17 tiếng đồng hồ, 5 tiếng đi bộ trong rừng núi, em mà làm bừa à?

- Khi trở về cũng sẽ vất vả như vậy đấy, hà tất em phải khổ sở như vậy? Huệ không hề trù trừ, ngắt lời tôi: “Em muốn anh lấy em!”.

- 5 năm phiêu bạt lang thang, cuộc sống đã dạy cho tôi tất cả, kể cả tính lạnh lùng bình tĩnh. Tôi kiên quyết nói:

- Không, điều đó không thể được.

- Không có chuyện gì là không thể được – nàng còn bình tĩnh và kiên quyết hơn cả tôi – Anh giúp em, anh có thể giúp em, anh có thể giúp em. Ngoài anh ra, ai có thể giúp em được đây? Em không giám tưởng tượng... em không phải là đi tìm một người chồng, em chỉ muốn tìm một người bố, một người bố của đứa trẻ sắp ra đời. Dật Bình và  chúng em...

- Anh không thể giúp em được. Tôi liếc xéo nhìn nàng – nàng dường như vẫn mảnh mai như trước – Vì sao em lại đến tìm anh?

- Anh là bạn của em, cũng là bạn tốt nhất của Dật Bình. Vả lại nàng liếm liếm môi – Anh ở nơi góc trời không người nào biết cả.

- Vì sao lại không kết hôn với Dật Bình? – Tôi lạnh lùng hỏi.

- Em không thể yêu cầu anh ấy bỏ vợ, và cũng không muốn. Có lẽ anh ấy không quan trọng ở trong sự tưởng tượng của em. Yêu nhau một thời gian, giờ nhìn lại, ngoài đứa con này ra, chỉ là sự trống không. Có lẽ chúng em không tin tưởng, không dựa được vào nhau – Nàng như người chết đuối vớ được cọc, nắm chặt lấy tôi – cầu mong anh, em cầu xin anh, em chỉ cần anh là người bố trên danh nghĩa mà thôi, chỉ cần trên danh nghĩa thôi.

- Tôi rất sợ phải nhìn thấy ánh mắt tuyệt vọng đến tuyệt đỉnh của nàng. Tôi cũng đã từng tuyệt vọng như thế.

- Huệ ngồi sát lại gần tôi, nước mắt rơi lã chã, trông giống ngọn nến đang cháy giỏ giọt.

Bất kể thế nào, tôi đã lấy Huệ. Mọi cái của tôi đều chia đều. Một nửa học trò tôi chuyển cho nàng, nàng đặc biệt kéo Nhị Hợp về lớp của nàng. Tôi mời một thợ xây đến xây bức tường ngăn lớp học ra làm hai. Chúng tôi dạy thành hai lớp.

Chúng tôi mỗi người ngồi một đầu bàn để chấm bài, thậm chí ánh đèn bàn cũng chia công bằng tỏa về hai phía. Tôi mua thêm một chiếc giường, vì nàng chỉ muốn là vợ trên danh nghĩa, nên tôi chỉ có thể coi nàng là vợ trên danh nghĩa mà thôi...

Cái ngày chúng tôi cưới nhau, vốn không phải là ngày hoàng đạo tốt ngày. Bên ngoài trời đổ mưa, Huệ bèn ra đóng cửa, đôi mày chau lại, nói:

- Em ghét mưa lắm.

Tôi cười: “Thế là trong xương cốt em không có tính lãng mạn của một cô gái rồi”.

Nàng làm thinh bỏ đi, khiến tôi mất hứng thú.

Không lâu sau, bố mẹ của Huệ gửi một vạn tệ đến, Huệ là đứa con gái độc nhất của họ. Một món tiền to như thế, người nhà quê có lẽ cả một đời chưa thấy bao giờ. Thế mà Huệ lại hững hờ quẳng gói tiền đó vào ngăn kéo không khóa, đoạn quay lại nạt nộ tôi: “Tôi không phải bỏ ra một vạn để mua một ông bố cho con tôi đâu”.

Huệ bắt đầu quen với cuộc sống ở nông thôn, điều đó khiến tôi được an ủi, nhưng cứ đến tối, khi chúng tôi chữa xong bài tập, ngẩng đầu lên, mặt đối mặt, tôi thấy vẻ mặt của Huệ hiện ra vẻ cô đơn buồn bã.

Có một hôm, Huệ rất nghiêm túc nói với tôi rằng Nhị Hợp là đứa trẻ thông minh.

Em sẽ giúp nó học trung học, thậm chí học lên đại học– Nàng phấn khởi nói, khuôn mặt thánh thiện, vẫn như dáng vẻ khi xưa của Huệ.

Tôi cười nhạt nói: “Em thực sự muốn trở thành ân nhân tái tạo Nhị Hợp chăng”? Đừng có dối mình lừa người nữa. Em không cần phải viết bài đăng báo tuyên bố với toàn thế giới rằng, để phát triển sự nghiệp giáo dục ở những khu dân nghèo của Trung Quốc, đã đi cùng đường với anh, đã không quản đường xa vạn dặm tự nguyện lấy anh! Nhưng anh không có lý tưởng cao đẹp gì, cái mà anh theo đuổi chẳng qua chỉ là dạy cho nhưng người ở đây biết mấy cái chữ, coi như là xóa nạn mù chữ mà thôi”.

Nhưng chả lẽ anh cứ giương mắt nhìn họ cứ sống nghèo khổ thế này mãi sao, đời đời đều cứ dốt nát ngu si mãi sao? – Mặt Huệ bỗng đỏ lên.

Nói đời đời là sao? Nói vĩnh viễn là sao?! – Tôi kiên nhẫn giải thích – Em thật là ngây thơ, cứ nghĩ rằng chỉ một mình em và anh là có thể thay đổi được thế giới, thay đổi được khu này sao? Nghĩ mà xem, em với anh, chúng ta đều là những người không có khả năng giải quyết chuyện của đương thời, không có khả năng giải quyết việc của mình! Đương nhiên là thế đấy” – Tôi buột mồm nói: “Em có lẽ còn có vấn đề của thời đại nữa”.

Huệ không nói nữa. Một lúc sau, nghe tiếng nàng khóc, tôi thấy mình hơi nặng lời.

Xin lỗi, nhưng anh chỉ muốn nói cho em biết một sự thực.

Không sao đâu – Nàng quay người lại, lau nước mắt – Anh nói có lý, em biết.

Đêm ấy, chúng tôi đều mất ngủ.

Em biết điều anh nói là sự thực – Cuối cùng nàng cũng mở miệng – Nhưng tại sao anh không nói cho em biết?

Huệ – Tôi an ủi nàng, nhưng không hiểu mình đang nói những gì – Có lúc anh cảm thấy chúng mình như một dòng sông nhỏ ở làng quê. Em có để ý không? Mọi người đều đến đây vo gạo, rửa rau, giặt quần áo, thậm chí rửa cả thùng phân. Dòng sông lắng đọng tinh hoa của nhân loại, sau đó nó chảy trôi đi, nhưng rồi không rõ nhưng trầm tích đó cuối cùng dừng lại ở nơi nào!

Bụng của Huệ ngày một phổng phao lên, còn tôi mỗi ngày càng thêm lo lắng.

Tôi bắt đầu hoài nghi có nên lấy Huệ không? Tôi thậm chí muốn đi tìm Dật Bình.

Huệ như đoán được tâm sự của tôi, nàng nhăn mặt cảnh cáo tôi:

Anh đi tìm anh ta, thì tôi bỏ đi đấy.

Nàng dường như không biết rằng nàng bỏ đi sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến tôi cả, nhưng tôi cũng từ bỏ ý định đó. Chúng tôi vốn thuộc về thời đại vô tình và yếu đuối, trung thành với chân lý, nhưng chân lý lại lừa gạt chúng tôi, trung thành với tình yêu thì tình yêu lại hủy hoại chúng tôi.

Chúng tôi cùng đến bệnh viện thị trấn, bác sĩ bảo thai nhi phát triển bình thường. Tôi rất yên tâm, chí ít, tôi phải đóng vai một người bố có trách nhiệm.

Nghỉ hè đã hết, nhưng đứa con của Huệ vẫn cứ từ từ chưa muốn ra chào đời, để mà xem những cái ở đây sẽ thuộc về thế giới của nó, xem mọi người đang sống một cách nặng nề như thế nào.

Rất may là nhiều học sinh lớn tuổi bận việc đồng áng, không bỏ việc mà đi học được, thế là tôi gộp hai lớp lại làm một để giảng.

Tôi mệt mỏi. Tôi chán ngán và mệt mỏi. Lúc đầu tôi trốn đến sơn trang bé nhỏ này chỉ là để sống cuộc sống an bình.

Nhưng rồi một hôm, Huệ nói với tôi: “Yên tâm, em không liên lụy đến anh lâu nữa đâu”.

Tôi ngạc nhiên: “Em nói thế là có ý gì?”.

Huệ không trả lời, quay vào bếp, nặng nề như một con gấu già.

Một buổi tối, Huệ gọi Nhị Hợp đến cho nó 500 tệ.

Cô rất quý em, nhưng cô không thể giúp em được nữa, chí ít, em cũng phải nghe cô học hết tiểu học.

Nhị Hợp nghi hoặc nhìn tôi bằng đôi mắt ngây thơ trong trắng. Tôi gật gật đầu, ngầm y bảo em cứ nhận lấy: “Cô Huệ yêu quý em, cô mong em học hành chăm chỉ để khỏi phụ lòng cô”.

Nhị hợp đi rồi, nhưng không thật hiểu “phụ lòng” là thế nào.

Đợi đến cái ngày tôi hiểu được Huệ, tôi đang ngồi trong lớp học thì thấy một người chạy cuống cuồng lao đến, nói là Huệ ở bệnh viện phụ sản hỏng rồi.

Tôi thấy bác sĩ đẩy Huệ của tôi ra ngoài. Huệ nằm đấy, không nói một lời với tôi, dù chỉ là tiếng nói vô cùng yếu ớt mệt mỏi. Một tấm vải trắng bao trùm từ đầu đến chân nàng.

Tôi đứng ở hành lang, nước mắt như mưa, tôi không còn dũng khí để nhìn vợ tôi. Nàng lặng lẽ bình an nằm dưới tấm vải trắng. Nàng đã nếm đủ mùi yêu thương, căm giận, đoàn tụ và ly tán của nhân loại, cuối cùng biết thế nào là điểm kết thúc.

Lớp học chia rồi lại hợp lại. Mùa thu đã đến gần, đất bùn tỏa ra mùi tanh tanh khó chịu.

Không ánh mặt trời, đến gần tối, trời bỗng đổ cơn mưa.

Nước mắt của trời, nước mắt của tôi, vốn là như nhau đều là nước. Đối với Huệ bơ vơ không nơi nương tựa, nước phỏng có ích gì.

Tôi đi vào trong mưa.

Huệ không biết tôi cũng không thích mưa, nhất là mưa hoàng hôn sầu não thê hương.

Lê Huy Tiêu dịch
Theo “Văn trích tinh hoa”

MỚI - NÓNG