Mua danh ba vạn...

TP - Bệnh háo danh dường như ngày một trở nặng khi giới tinh hoa khoa học phơi lộ nhiều tên tuổi muốn trở thành “giáo sư”, “phó giáo sư” bằng mọi giá. Những tưởng, việc tếu táo, đùa cợt cụm từ giáo sư – tiến sĩ (GS-TS) viết tắt thành hàng chục nghĩa khác nhau ở thập niên 80, không ngờ nó lại sống dậy giữa thời kỳ trí tuệ nhân tạo và 4.0.

Thời của công nghệ, việc kiểm tra nội dung công trình nghiên cứu có yếu tố “đạo văn” đơn giản, không hiểu sao nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư vẫn muốn kiếm danh bằng gian lận. Việc này ít nhiều làm vấy bẩn học hàm, học vị những người thực tài, trọng danh dự.

Điều gì khiến chức danh giáo sư, phó giáo sư được chuộng đến vậy? Có phải với ngành y dược, được giáo sư khám là một đặc ân được trả tiền giá cao hoặc chỗ đứng quan trọng. Đương nhiên, việc tưởng thưởng, trọng dụng nhân tài; thu hút chất xám là điều cần thiết của xã hội.

Sự tiến bộ của nhân loại, có đóng góp lớn của những bộ óc của giới tinh hoa. Tuy nhiên, năm ngoái, người ta vẫn không hiểu Thanh Hoá chi 141 tỷ đồng cho sự nghiệp khoa học với hơn 3 nghìn cán bộ tham gia.

Trong đó có 18 phó giáo sư và 149 tiến sỹ nghiên cứu 19 công trình trong nước và 1 công bố quốc tế. Đại diện Sở Khoa học Công nghệ Thanh Hoá không biết tên công trình nổi bật công bố quốc tế. Nếu so với mức chi của Đắk Lắk cùng lĩnh vực khoảng 9 tỷ đồng, người ta có quyền hỏi các GS-TS xứ Thanh đã nghiên cứu những gì mà tốn kém vậy?

Trong khi nhiều nông dân chân đất sáng chế không ít máy móc ứng dụng thực tiễn được báo chí và người dân phong là “giáo sư chân đất”.

Sau năm 2017, bắt đầu chuẩn hoá chức danh giáo sư, phó giáo sư nên vô tình tạo thành cuộc đua giành suất cuối. Nếu năm 2016, cơ quan chức năng chỉ phong hơn 700 người, năm sau đã tăng lên 1.200 vị.

Lình xình tới mức, cơ quan chuyên môn phải rà soát và “rụng” gần 100 vị và hoãn 1 năm (2018) để ứng viên chuẩn bị. Sở dĩ tăng đột biến ứng viên do những năm sau đó, các chức danh trên sẽ được chuẩn hoá quốc tế nên điều kiện xét khó hơn. Không biết, nơi bàn tiệc sau phong học hàm, có bao nhiêu quan chức được đính “GS-TS”.

Năm ngoái, thói háo danh cũng khiến cho nhiều vị (cả quan chức) bị “nhà báo quốc tế” lừa đăng trên tạp chí vô danh. Nếu hiểu biết một chút, người đọc chỉ cần tìm chỉ số khoa học quốc tế (ISI/SCOPUS) sẽ nhận diện ngay.

Hơn nữa, cũng giống nhà khoa học phải có công trình ứng dụng, nhà báo căn cứ vào tác phẩm; còn “nhà báo quốc tế” lên lớp “nổ” khắp nơi, bài giảng về chống tham nhũng được đăng trên nhiều cổng thông tin của bộ ngành quan trọng, nhưng không ai biết anh ta có bài báo nào, chất lượng ra sao.

Trong truyền thuyết Hy Lạp, thần trí tuệ là Athena. Nhiều quốc gia châu Âu, trên quảng trường trung tâm, trước toà nhà quốc hội đều đặt tượng này. Thần Athena biểu tượng của sự thông minh, công bằng và biết truyền nghề cho dân. Tầng lớp trí thức, đặc biệt quan chức thường lấy Athena để soi sáng, nhắc nhở mình.

MỚI - NÓNG
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
TPO - Dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được ban hành vào chiều ngày 16/10. Tuy nhiên, mức giá lại giảm mạnh so với trước kia. Chẳng hạn, đất thương mại dịch vụ tại đường Đồng khởi, quận 1 đang thu theo mức bình quân là 9 triệu đồng/m2/năm nhưng bảng giá đất mới là 5 triệu đồng/m2/năm.
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...