Mồ hôi thơm cũng đáng lo!
> Vùng đổ mồ hôi nhiều nhất báo hiệu bệnh
> 8 tác dụng dưỡng sinh khi cơ thể đổ mồ hôi
Dựa vào mùi, màu mồ hôi, có thể đoán được bệnh tật, từ đó đi khám và có hướng điều trị kịp thời. Và mùi mồ hôi thơm không phải là một dấu hiệu tốt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Đoán bệnh qua màu mồ hôi
Mồ hôi vàng: Mồ hôi có màu vàng thường do chất bilirubin trong máu quá nhiều. Nguyên nhân thường do gan mật có bệnh (ví dụ như viêm gan mãn tính, viêm túi mật, xơ cứng gan vv). Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều hoa quả và rau có màu đỏ như cà rốt, cam, quýt… thì cũng có thể tạm thời xuất hiện mồ hôi vàng.
Mồ hôi trắng: Nhìn từ góc độ Đông y, màu trắng thuộc phổi, nên nếu ra mồ hôi trắng thường liên quan đến chức năng tim phổi suy yếu. Có lúc, đau nhức kịch liệt (ví dụ như đau bụng) cũng có thể làm cho mồ hôi trắng đổ ra đầm đìa.
Mồ hôi đỏ: Mồ hôi đỏ có màu đỏ, đa phần có liên quan đến rối loạn chức năng nội bài tiết, cũng có thể là do một bộ phận nào đó trong cơ thể đang chảy máu. Có thể là do vi khuẩn nằm ở dưới nách và phần mặt làm sản sinh ra chất màu đỏ gây ra, cũng có thể là do thuốc uống gây ra vì nếu chúng ta uống thuốc chế từ chất hóa học kali, iot thì cũng có thể xuất hiện mồ hôi đỏ.
Mồ hôi xanh: Dịch mồ hôi có màu xanh lục, đây là biểu hiện chứng tỏ dịch mật chảy ra ngoài, ví dụ như viêm ống mật cấp tính.
Đoán bệnh qua mùi mồ hôi
Mùi khai: Dịch mồ hôi có mùi khai, khi khô thì “kết tinh” trên da là biểu hiện của người bị bệnh urê huyết.
Mùi khó chịu: Dịch mồ hôi kèm theo mùi đặc biệt khó chịu, có thể là do liên quan đến chứng nóng hoặc chứng ôn nhiệt, thông thường thuộc về gan nhiệt hoặc gặp nhiều ở chứng bệnh xơ cứng gan, có thể pha trà hoa cúc uống để giảm nhẹ triệu chứng này.
Mùi thơm: Từ trong dịch mồ hôi có một mùi thơm thoang thoảng bay ra, thông thường đây là thể chất của người bị bệnh tiểu đường.
Theo Dương Hằng
Sohu/Dân Trí