Bom MOAB được nghiên cứu và phát triển theo một dự án công nghệ của "Phòng nghiên cứu thuộc Không quân Mỹ" bắt đầu từ năm tài chính 2002, là hậu duệ của BLU-82 "Daisy cutter".
GBU-43/B đã qua 5 lần thử nghiệm thành công tại căn cứ không quân Eglin Air Force Base, bang Florida vào ngày 11/3/2003 và một số cuộc kiểm tra khác diễn ra trong tháng 11 cùng năm.
Bom MOAB (GBU-43/B) được trang bị phần chiến đấu BLU-120/B, chứa 8,4 tấn thuốc nổ đặc biệt H6. Thuốc nổ này bao gồm hợp chất RDX (cyclotrimethylenetrinitramine), TNT và bột nhôm.
Bom MOAB được trang bị bộ khí tài dẫn theo GPS, nên tăng được cơ bản độ chính xác ném bom. Do có kích thước lớn (9х1 m), MOAB được thả từ khoang hàng của máy bay vận tải quân sự С-130.
Trước khi tiến hành thả quả bom xuống các mục tiêu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Afghanistan hôm 13/4/2017, đến nay chưa có thông tin về việc sử dụng MOAB trong thực chiến. Mặc dù một quả bom này năm 2003 đã được gửi tới Iraq, nhưng không được sử dụng.
Với 8,48 tấn thuốc nổ, bán kính nổ phá của bom là 137,61m; tuy nhiên sóng xung kích cực lớn được tạo ra từ vụ nổ có thể hủy diệt tới 9 khu nhà trong thành phố, các ngôi nhà bị phá hủy, tất cả mọi sự sống bị hủy diệt, các binh khí kỹ thuật vỡ tan thành từng mảnh.