Máy bay ‘Ngày tận thế' giúp Nga trả đũa hạt nhân

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik
Nhà máy chế tạo máy bay Voronezh đã chuyển giao cho các đại diện Bộ Quốc phòng Nga máy bay có biệt danh “Ngày tận thế” trên cơ sở sửa đổi máy bay thân rộng Il-96-400.

Phiên bản máy bay này được trang bị đầu mối liên lạc đặc biệt và là thế hệ thứ ba của tổ hợp. Trước đây các chức năng như vậy được thực hiện bởi trạm chỉ huy trên không thế hệ thứ hai (IL-80), được chế tạo trên cơ sở Airbus IL-86.

Trên thế giới chỉ có hai quốc gia là Nga và Mỹ có thiết bị kỹ thuật không quân đặc biệt như vậy.

Trả lời phóng vấn Sputnik, tổng biên tập tạp chí Quốc phòng, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko nói về phương tiện mà Nga sở hữu để đảm bảo an toàn hạt nhân: “Trạm chỉ huy trên không dùng để điều khiển các lực lượng vũ trang và các lực lượng hạt nhân chiến lược của đất nước chúng tôi trong điều kiện có sự xâm lược trực tiếp chống Liên bang Nga. Tôi có thể nói rằng, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Trung tâm kiểm định quốc phòng của Nga có hệ thống chỉ huy được nối với các đường liên lạc song song.

Tất cả điều này đảm bảo sự trả đũa chắc chắn trong trường hợp một quốc gia nào đó thực hiện cuộc tấn công hạt nhân vào Nga. Trạm chỉ huy trên không có khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt, sử dụng đối ứng tất cả các khả năng mà Nga có, kể cả vũ khí hạt nhân”.

“Máy bay ‘Ngày tận thế’ có thể làm việc như thế nào trong trường hợp chiến tranh xảy ra? Không có bí mật đặc biệt ở đây”, ông Igor Korotchenko nói.

“Giả định máy bay này bay ở độ cao 10-12 km, trên một lãnh thổ nhất định, Bộ trưởng Quốc phòng Nga có đầy đủ khả năng để sử dụng bất kỳ các lực lượng và quân chủng, kể cả các lực lượng hạt nhân chiến lược, nếu nhận được mệnh lệnh thích hợp của Tổng tham mưu trưởng tối cao — tức Tổng thống Liên bang Nga.

Đây là trạm chỉ huy toàn diện trên không mà từ đó có thể điều khiển tất cả các hoạt động của quân đội và hải quân, trong điều kiện chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân”, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko nhấn mạnh.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.