Masan và khát vọng chinh phục ẩm thực thế giới

Lãnh đạo Masan và Singha tiến hành nghi thức giới thiệu.
Lãnh đạo Masan và Singha tiến hành nghi thức giới thiệu.
TP - Trong số những cổ phiếu vua, cái tên Masan gần đây được tranh luận đa chiều nhất bởi công ty ôm trọn các khoản đầu tư “vàng ngọc” của kinh tế Việt Nam (tiêu dùng, ngân hàng, khoáng sản). Hơn thế nữa, Masan đang từng bước trên hành trình chinh phục nền ẩm thực thế giới dựa trên nền tảng nước mắm - gia vị cổ truyền của Việt Nam.

Muôn chuyện định giá

Trong bàn cờ thị trường chứng khoán, những quân chủ lực trở thành “món hàng” không dễ định giá. Giá trị thị trường của cổ phiếu vẫn hàng ngày, hàng giờ tạo ra cuộc tranh cãi nảy lửa. Với Masan, “các bà mai” quốc tế và nội địa đều định giá cao: Credit Suisse 85.000 đồng/cổ phiếu, Vietcapital Securities 94.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, “chàng rể” Singha (Thái Lan) đã định giá chỉ riêng mảng tiêu dùng của Masan là gần 4,2 tỷ USD và “cưới” ngay với tỷ lệ 25%. Nhưng, thị trường lại chỉ cho “gái đẹp” Masan một con số khiêm tốn: khoảng 60.000 đồng/cổ phiếu. Các con số định giá khác nhau cho thấy, kỳ vọng không giống nhau của các nhà đầu tư.

Tiêu dùng là lĩnh vực có gam màu sáng nhất trong mảng đầu tư của Masan. Riêng thực phẩm và đồ uống (các thương hiệu Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Vinacafe, nước suối Vĩnh Hảo, nước khoáng Quảng Ninh, bia Sư Tử trắng) đạt doanh thu kỷ lục trong 2 quý của năm 2016. Trong mảng đạm động vật (Proconco, Anco), Masan có đà tăng tới 30%. Ðiều này đã chứng minh sức bật của tập đoàn trong bối cảnh nền kinh tế tiêu dùng nhiều cạnh tranh, chi phí sản xuất cao.

Không những vậy, tương lai của cổ phiếu còn quyết định khi tập đoàn bắt tay với Singha để cung ứng hàng hóa vào thị trường Thái Lan. Từ đây tạo bước đệm vững chắc tiến công các thị trường trong Ðông Nam Á. Mặt khác, Masan vươn ra nắm bắt những thời cơ hợp tác với các “ông lớn” trong nước như việc đầu tư vào Vissan.

Hơn thế nữa, các thương vụ mua bán-sáp nhập gần đây trong ngành hàng tiêu dùng tiếp tục khiến Masan trở thành câu chuyện đáng kể cho giới đầu tư. Thương vụ với Vinacafe nhằm xây dựng lại phong cách uống cà phê kiểu mới mang tên “Vietnamo”. Với thương vụ mua Vissan, Masan tham vọng chiếm lĩnh phần nhiều chuỗi tiêu dùng 3F (thức ăn gia súc-trang trại chăn nuôi-đóng gói và phân phối thực phẩm tiêu dùng có truy xuất nguồn gốc) vốn dĩ do khối ngoại chi phối. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau khi vận hành chuỗi giá trị 3F này sẽ tăng khá cao. Con số doanh thu thuần 2 tỷ USD của tập đoàn trong năm 2016 có thể chỉ là cột mốc khởi đầu cho sự bùng nổ tăng trưởng của công ty này thời gian tới.

Masan và khát vọng chinh phục ẩm thực thế giới ảnh 1

 Hình ảnh buổi ra mắt nước mắm Chin-Su Yod Thong đánh dấu một bước tiến mới trong bước chân của Masan ra thị trường In-Land ASEAN

Cũng như các ông chủ ngành hàng tiêu dùng thế giới, Masan có tư duy quản trị hiện đại, cẩn trọng và khoa học trong một mô hình kinh doanh phức tạp. Ðiều này được thể hiện ở việc thu hút nhân tài có trình độ quốc tế và đào tạo bài bản. 

Tính đến ngày 30/6/2016, số dư tiền hợp nhất của Masan là 12.863 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ tăng thêm sau khi Masan thu được tiếp từ thương vụ M&A với Singha (450 triệu USD), cộng với EBITDA dự kiến đạt 250 triệu USD (trong 6 tháng còn lại của năm 2016).

Khát vọng mang nước mắm chinh phục ẩm thực thế giới

Ngoài kinh doanh hiệu quả trên các lĩnh vực có ưu thế, Masan đã và đang từng bước trên hành trình truyền bá văn hóa ẩm thực phương Ðông ra thế giới dựa trên cốt lõi là hương vị nước mắm. Bắt đầu hành trình ấy, Masan phối hợp với Singha ra mắt sản phẩm nước mắm Chin-Su Yod Thong tại Thái Lan vào cuối tháng 9/2016. Ðây là lần đầu tiên có một doanh nghiệp Việt mang nước mắm ra thị trường thế giới.

“Chin-Su Yod Thong chính là bước chân nhỏ đầu tiên trong hành trình In-land ASEAN của Masan để phục sự tốt hơn 250 triệu người tiêu dùng trong khu vực, bắt đầu từ Thái Lan”, ông Seokhee Won, Tổng giám đốc Masan Consumer kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cho biết.

Sự hiện diện và danh tiếng của Singha được xây dựng qua nhiều thập kỷ với người tiêu dùng Thái Lan là một lợi thế đáng kể cùng với Masan mở rộng khát khao phụng sự người tiêu dùng. Với hơn 50 mẫu sản phẩm được phát triển và được hơn 1.000 người tiêu dùng và các chuyên gia ẩm thựcThái dùng thử và cho ý kiến đánh giá. Số lượng người tham gia các vòng nghiên cứu chính thức lên đến hơn 500 người ở 2 khu vực chính tiêu thụ nước mắm là Bangkok và Ðông Bắc Thái Lan. Chin-Su Yod Thong được 95% người tiêu dùng và đầu bếp Thái nói rằng họ yêu thích và muốn mua sản phẩm mới này, tỉ lệ cao hơn hẳn so với sản phẩm nước mắm hiện tại mà họ đang sử dụng. Ðặc biệt, 75% nói rằng họ sẽ thay thế hoàn toàn nếu sản phẩm Chin-Su Yod Thong có mặt trên thị trường Thái.

 “Người Việt Nam và người Thái cùng chia sẻ chung văn hóa ẩm thực không thể thiếu nước mắm trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Sản phẩm đúc kết từ tinh túy ẩm thực Việt -Thái, mở ra một cung bậc trải nghiệm mới cho các món ăn Thái vốn đã đậm đà, nay hương vị còn được thăng hoa. Những ánh mắt ngạc nhiên, cái gật đầu tán thưởng khi dùng thử sản phẩm chính là bằng chứng của việc đón nhận và ủng hộ của người tiêu dùng Thái với Chin-Su Yod Thong”, bà Nguyễn Mai Phương, Phó Giám đốc Marketing, phụ trách phát triển kinh doanh khu vực In-land ASEAN cho biết.

Masan và khát vọng chinh phục ẩm thực thế giới ảnh 2

 Nghi thức ra mắt nước mắm Chin-Su Yod Thong

Ðược sản xuất từ nguồn nước mắm cốt tinh tuý chọn lọc từ Việt Nam, cùng với dây chuyền sản xuất an toàn và hiện đại tại nhà máy Masan, nước mắm Chin-Su Yod Thong không những chinh phục được khẩu vị của người Thái mà còn được công nhận theo tiêu chuẩn Thái FDA - tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, sản phẩm còn đáp ứng những chuẩn mực cao nhất của Masan về kiểm soát các chỉ tiêu an toàn cho sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Masan kỳ vọng sẽ tạo nên thương hiệu nước mắm giúp Việt Nam và các nước Ðông Nam Á tự hào chia sẻ với sức hấp dẫn tương đương câu chuyện nước tương của người Nhật, cà-ri của người Ấn Ðộ, tương cà của người Mỹ hay phô-mai của người châu Âu. 

 Với Masan, “các bà mai” quốc tế và nội địa đều định giá cao: Credit Suisse 85.000 đồng/cổ phiếu, Vietcapital Securities 94.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, “chàng rể” Singha (Thái Lan) đã định giá chỉ riêng mảng tiêu dùng của Masan là gần 4,2 tỷ USD và “cưới” ngay với tỷ lệ 25%.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.