Mạng lưới cơ sở trợ giúp nạn nhân bom mìn trải khắp cả nước

0:00 / 0:00
0:00
Cán bộ, cộng tác viên các Trung tâm công tác xã hội địa phương cung cấp dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân bom mìn. Ảnh: BTXH.
Cán bộ, cộng tác viên các Trung tâm công tác xã hội địa phương cung cấp dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân bom mìn. Ảnh: BTXH.
Hiện , tất cả tỉnh thành trên cả nước đều có cơ sở hỗ trợ, chăm sóc người khuyết tật do bom mìn, với đội ngũ giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ các nạn nhân về tận cấp xã/phương. Mạng lưới hỗ trợ đã từng bước góp phần hiệu quả ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân bom mìn.

Bộ LĐ-TB&XH cho hay, thực trạng ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam còn rất nặng nề, tai nạn do bom mìn vẫn liên tục xảy ra. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em. Chỉ tính riêng một số tỉnh miền Trung, gồm Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi, đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.

Để hỗ trợ nạn nhân bom mìn vượt qua nỗi đau, mất mát, từng bước ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom mìn. Trong đó các hoạt động gồm rà phá bom mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hoà nhập cộng đồng và tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân. Các công việc này đã và đang được các bộ ngành, địa phương triển khai tích cực. Đặc biệt, công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn, tái hoà nhập cộng đồng do Bộ LĐ-TB&XH triển khai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, tạo điều kiện để nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng.

Nạn nhân bom mìn có nhu cầu được phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội từ Nhà nước và cộng đồng để có thể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, kinh tế, xã hội. Những dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bom mìn gồm: Chỉnh hình, phục hòi chức năng; tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý tâm lý, vật lý trị liệu, điều trị qua lao động, công tác xã hội, ngôn ngữ trị liệu, đào tạo nghề, dịch vụ việc làm, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội.

Đến nay, mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đã được hình thành và phát triển trên phạm vi cả nước, với 425 cơ sở trợ giúp xã hội. Trong đó, có 73 cơ sở chăm sóc người khuyết tật, gồm nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học và 45 trung tâm công tác xã hội chuyên biệt. Mạng lưới này cung cấp các dịch vụ, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề và công tác xã hội đối với những người khuyết tật là nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học.

Các tỉnh thành đang từng bước chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với các đối tượng cần trợ giúp xã hội (bao gồm nạn nhân bom mìn). Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng, triển khai hiệu quả mô hình chăm sóc, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, vay vốn sản xuất cho nạn nhân bom mìn đã hình thành tại một số địa phương, như: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hưng Yên, Quảng Trị, Đồng Nai, TPHCM, Hà Nội.

Các cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn hiện có hàng trăm cơ sở. Trong đó có 7 Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, 2 Trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn.

Bên cạnh đó, cả nước hiện có 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 2.500 trường phổ thông tiến hành giáo dục hoà nhập, 7 trường đại học và cao đẳng đào lập khoa giáo dục đặc biệt. Các cơ sở này đang đào tạo giáo viên các trình độ về tật học và giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn. Hệ thống giáo dục này cùng các cơ sở trợ giúp xã hội đã đưa khoảng 1,1 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có nạn nhân bom mìn được đến trường.

Trên cả nước đã hình thành và phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội ở cộng đồng, với khoảng 235 nghìn người, tạo thành một mạng lưới trợ giúp các đối tượng yếu thế ở các cơ sở và cộng đồng. Qua đó góp phần trợ giúp nạn nhân bom mìn, nạn nhân chất độc hóa học tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

Hàng năm, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với bộ ngành liên quan hỗ trợ các Trung tâm công tác xã hội xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội; cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương bao gồm cả nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học tại cộng đồng; tập huấn về quy trình quản lý trường hợp người khuyết tật; thực hiện mô hình sinh kế đối với nạn nhân bom mìn…

Bộ LĐ-TB&XH đã thí điểm Mô hình trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, trong đó có nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học hòa nhập cộng đồng tại một số địa phương. Mô hình tập trung vào các hoạt động: Phát hiện, can thiệp để phục hồi chức năng cho người khuyết; Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết; trợ giúp người khuyết tật học nghề tìm việc làm tại gia đình và nơi cư trú; Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Thí điểm rà soát thu thập thông tin trên phần mềm đăng ký cấp giấy xác nhận người khuyết tật, nạn nhân bom mìn tại các tỉnh thành: Vĩnh Long, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Bình Định, Thanh Hóa và Quảng Ninh.

Trong hoạt động trợ giúp nạn nhân bom mìn, chất độc hoá học, ngành LĐ-TB&XH còn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam trong khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh; xây dựng Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác quốc tế để hỗ trợ nạn nhân bom mìn, như: Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, Cơ quan Phụ nữ của Liên hiệp quốc; các Đại sứ quán Mỹ, Anh, Đức, Ai-len, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…

MỚI - NÓNG
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.