'Ma trận' xác minh nhân thân nữ trưởng phòng mạo danh ở Đắk Lắk

Ảnh bà Trần Thị Ngọc Thảo (FB cá nhân) - nhưng thực chất tên là Trần Thị Ngọc Thêm.
Ảnh bà Trần Thị Ngọc Thảo (FB cá nhân) - nhưng thực chất tên là Trần Thị Ngọc Thêm.
TPO - Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk xác nhận, tên thật của nữ trưởng phòng Quản trị Trần Thị Ngọc Ái Sa là Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975). Thế nhưng, chị gái của vị nữ trưởng phòng này khẳng định tên thật phải là Trần Thị Ngọc Thêm.  

Ngày 8/10, phóng viên báo Tiền Phong đã có buổi làm việc với một số cơ quan chức năng tại TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng để xác minh nhân thân của người đã giả danh Trần Thị Ngọc Ái Sa để thăng tiến lên tới chức Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk.

Các nội dung bà Sa khai lý lịch có trong hồ sơ, với thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cung cấp cho các báo đài từ trưa ngày 4/10 không trùng khớp, khiến quá trình điều tra về nguồn gốc nhân thân bà Trưởng phòng mạo danh Ái Sa của phóng viên Tiền Phong trở nên rắc rối, chẳng khác nào lạc vào “ma trận”.

Mặc dù ngày 7/10 Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk phát đi công văn số 3106/CV-VPTU, gửi đến các báo đài để đề nghị "Phối hợp thông tin việc xử lý vi phạm đối với cán bộ Đảng viên", lại một lần nữa khẳng định tên thật của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa là bà Trần Thị Ngọc Thảo. 

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tiến – Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (bà Sa thật, SN 1973, hiện là nữ hộ sinh nhân viên khoa Sản) vừa có bản tường trình liên quan đến em gái mình mượn bằng THPT để công tác tại Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

'Ma trận' xác minh nhân thân nữ trưởng phòng mạo danh ở Đắk Lắk ảnh 1Ông Lê Văn Tiến – Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng trao đổi với phóng viên

Theo nội dung bản tường trình này, thì tên thật của người em gái đã “mượn” cả bằng tốt nghiệp PTTH lẫn tên họ của bà Sa là Trần Thị Ngọc Thêm (SN 1975), chứ không phải Trần Thị Ngọc Thảo như công bố của Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

'Ma trận' xác minh nhân thân nữ trưởng phòng mạo danh ở Đắk Lắk ảnh 2Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk khẳng định bà Ái Sa (giả) tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, nhưng gia đình bà Sa không có ai tên là Thảo

“Theo yêu cầu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, tôi xin tường trình về việc em tôi dùng bằng cấp III của tôi để xin làm việc tại Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk như sau: Tên thật của em tôi là Trần Thị Ngọc Thêm (SN 1975). Tôi không cho em tôi mượn bằng tốt nghiệp. Hiện tại và trước đây, toàn bộ giấy tờ quan trọng của bản thân tôi đều để ở nhà mẹ đẻ. Nên việc em tôi dùng bằng của mình để xin việc tại Đắk Lắk là tôi không biết. Về phần xác minh lý lịch Đảng của em tôi, bản thân tôi hoàn toàn không hay biết. Sau sự việc xảy ra, tôi đã tức tốc qua nhà mẹ đẻ lấy hết giấy tờ bằng cấp của tôi đem về nhà tôi” – trích bản tường trình của nữ hộ sinh Trần Thị Ngọc Ái Sa.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cho biết, bà Sa công tác tại bệnh viện từ năm 2007. Hồ sơ thể hiện gia đình bà Sa có tổng cộng 14 thành viên, gồm 2 bố mẹ và 12 đứa con. Trong gia đình không có ai tên là Trần Thị Ngọc Thảo.

Phóng viên đến phường 6, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng, nơi cư trú hiện tại của bà Sa), được bà Nguyễn Thị Minh Hiếu – Bí thư Đảng uỷ phường xác nhận, ở tổ 17 có cư dân Trần Thị Ngọc Ái Sa chưa phải là Đảng viên.

MỚI - NÓNG
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
TPO - Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt Nam trên internet. Theo đó, “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” cùng từ lóng “đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới” gây bão tìm kiếm. “Bão Yagi” và “giá vàng” dẫn đầu danh sách từ khóa nổi bật nhất.