TPO - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng vấn đề bằng giả chỉ là một góc của tệ nạn. Theo ông Lê Minh Trí, thực tế là nhiều người có bằng cấp nhưng không có năng lực thì làm việc ở đâu cũng không được trọng dụng.
TPO - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc kiểm tra hồ sơ là cần thiết nhất là trong những trường hợp năng lực của người nào đó kém xa so với trình độ được ghi vào văn bằng. Hậu quả của bằng cấp rởm có thể gây hậu quả khôn lường nhất là với ngành Y, giáo dục. Đặc biệt, dùng bằng giả chui vào cơ quan công quyền thì nguy hại đến cả xã hội.
TPO - Sở Nội vụ Đắk Lắk đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhân sự tại huyện Krông Pắc. Tuy nhiên, theo Sở Nội vụ, gần 1 năm sau, huyện này mới báo cáo khắc phục kiểu đối phó, không nghiêm túc.
TPO - Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
TPO - Mua bằng giả để thi và trúng tuyển thi tuyển viên chức, Trần Thị Kiều Duyên vừa bị Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Ngãi khởi tố.
TPO - Ông Vương Văn Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa bị kỷ luật, cách tất cả các chức vụ trong Đảng vì sử dụng văn bằng giả để được đi học đại học, trung cấp lý luận chính trị.
TPO - Mới học hết lớp 9, một phụ nữ ở Đắk Lắk đã sử dụng văn bằng không hợp pháp, được bổ nhiệm làm Phó trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Việt Nam Hội nhập khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
TPO - Trên nhiều phương tiện truyền thông, nguyên phụ trách Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng trường đã cấp sai 269 bằng thạc sĩ cho người học suốt 4 năm qua. Tuy nhiên, lãnh đạo đương nhiệm của trường này khẳng định các thông tin nói trên là sai sự thật.
TPO - Ông Trần Cao Thành, Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Cừ (phường Yên Thế, TP.Pleiku, Gia Lai) bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc do sử dụng bằng cấp ba giả.
TPO - Ông Nguyễn Thành Sinh được bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai thay ông Đàm Quang Vinh-người đã bị kỷ luật cách chức, buộc thôi việc trước đó.
TPO - Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) cho biết đang tạm giữ 31 đối tượng để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
TP - 10 bị cáo là cựu lãnh đạo, nhân viên của Đại học Đông Đô đã bị tòa tuyên các mức án từ 12 tháng tù treo đến 12 năm tù giam về tội giả mạo trong công tác. Ngoài ra, tòa buộc trường này phải nộp lại hơn 7,1 tỷ đồng hưởng lợi bất chính từ việc cấp bằng giả cho các học viên.
TP - Tại phiên toà, cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô - Dương Văn Hòa khai quy trình cấp bằng chỉ cần nộp đủ tiền, không cần học. Còn nữ hiệu phó thừa nhận được trường cho “phần thưởng” 7 triệu đồng/ hồ sơ, nếu lôi kéo được học viên làm bằng giả.
TPO - Công an tỉnh Thái Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 09, để điều tra về hành vi “sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại trường Chính trị tỉnh Thái Bình. Nội dung vụ việc liên quan đến việc một cựu cán bộ phường Trần Lãm (thành phố Thái Bình) đã mua và sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
TPO - Trường Đại học Đông Đô đã chính thức thông tin vấn đề bằng cấp của ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Thái Bình, người đang bị tạm đình chỉ công tác vì nghi vấn về bằng cấp.
TPO - Hội đồng thi tuyển, xét tuyển giáo viên, nhân viên ở các trường học huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã không phát hiện các trường hợp sử dụng bằng THPT giả. Lý do được họ đưa ra vì số lượng tham dự đông, chưa có điều kiện thẩm tra, xác minh từng trường hợp.
TPO - Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện 20 người sử dụng bằng cấp 3 giả để xin việc, trong đó, nhiều người đã được nhận vào làm giáo viên tại các trường trên địa bàn huyện Cư Kuin.
TPO - Nguyên Trưởng công an và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Biển Hồ (thành phố Pleiku, Gia Lai) bị thu hồi bằng Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính do sử dụng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông không hợp pháp (bằng giả- PV).
TPO - Nguyên Trưởng công an và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Biển Hồ (thành phố Pleiku, Gia Lai) bị kỷ luật Đảng vì sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông không hợp pháp (bằng giả- PV).
TPO - Trong 431 văn bằng, giấy chứng nhận giả, cơ quan tố tụng chỉ làm rõ được 210 người mua. Còn 221 người dù có tên tuổi nhưng quá trình điều tra không xác định được địa chỉ, nơi công tác của họ.
TPO - Liên quan đến việc ông Phạm Văn Tuấn - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Chư Gu sử dụng bằng giả, Trường Chính trị tỉnh Gia Lai sẽ thu hồi bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị đối với người này.
TPO - Ông Phạm Văn Tuấn - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Chư Gu (Krông Pa, Gia Lai) bị phát hiện dùng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc để thăng tiến.
Quá trình điều tra đường dây sản xuất, mua bán các loại văn bằng, chứng chỉ, qua đó thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng, CQĐT - Bộ Công an xác định có hai bị can là giáo viên đã lôi kéo người nhà, họ hàng tham gia vào đường dây.
TPO - Ngày 13/4, ông Võ Anh Tuấn - Bí thư Huyện ủy Ia Pa (Gia Lai) cho biết, Huyện ủy đã ký các quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với 9 cán bộ lãnh đạo thuộc 3 xã Pờ Tó, Chư Răng, Kim Tân... dùng bằng giả.
TPO - Ngày 1/4, ông Võ Anh Tuấn- Bí thư Huyện uỷ Ia Pa (Gia Lai) cho biết, việc xác minh bằng cấp của lãnh đạo, cán bộ thuộc 3 xã Pờ Tó, Chư Răng, Kim Tân (đều thuộc huyện Ia Pa) đã xong và đang hoàn tất quy trình xử lý.
TPO - Chiều 17/3, một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai xác nhận, Sở này vừa phối hợp với Huyện uỷ Ia Pa xác minh 10 bằng tốt nghiệp THPT của lãnh đạo, cán bộ thuộc 3 xã Pờ Tó, Chư Răng, Kim Tân.
TPO - Nhiều người phi tang bằng giả từ Trường Đại học Đông Đô; Bộ GD&ĐT đang phối hợp xác minh tính xác thực của clip “học sinh tát giáo viên” ; Hà Nội chốt phương án 4 môn thi vào lớp 10 là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.