Ma tràn ngập sân khấu kịch Sài Gòn

Cảnh trong vở kịch ma "3-5-7"
Cảnh trong vở kịch ma "3-5-7"
TP - Bắt nhịp từ sự thắng lớn của “Người vợ ma” diễn ở sân khấu kịch Phú Nhuận, làn sóng kịch ma hoặc mang hơi hướng kinh dị được các sân khấu kịch Sài Gòn khai thác triệt để, và đến nay xu hướng này vẫn chưa có vẻ gì hạ nhiệt.

Sân khấu Sài Gòn nhuốm màu kịch ma


Chỉ trừ sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, Idecaf, còn lại các sân khấu kịch Sài Gòn đều sáng đèn với các vở diễn của dòng kịch ma.

Một buổi chiều còn loang nắng ở sân khấu kịch Thế giới trẻ, Vở “Di chúc máu” đang diễn ra, khán phòng vụt tắt đèn tối mù mịt, âm thanh ghê rợn, một nhóm khán giả nữ, đang là sinh viên của các trường ĐH thét lên khi thấy bóng dáng của những diễn viên giả ma trong các bộ đồ trắng, tóc dài xõa rũ rượi bất ngờ chạy đến các hàng ghế khán giả.
Sân khấu kịch Phú Nhuận ở đường Nguyễn Văn Trỗi đêm cuối tuần cũng nhuốm màu âm khí, vở kịch ma “3-5-7” thể hiện tuổi thọ lâu dài qua nhiều suất diễn mà khán giả vẫn đến đông. Sau thành công của vở kịch “2 - 4 - 6”, nội dung xoay quanh ngôi nhà của ông cựu thẩm phán lại được tiếp tục trong vở kịch “3 - 5 - 7” của đạo diễn Lê Quốc Nam tại sân khấu kịch Hồng Vân. Câu chuyện về một vị cựu thẩm phán già giết chết cô bé Tư trong nhà mình sẽ lại được tiếp nối. Rất nhiều sự việc kỳ lạ và bí ẩn tại căn nhà sau cái chết oan ức của cô bé Tư và những con người đang sống nơi đây là câu hỏi chờ đợi được giải đáp. Ánh sáng ma quái, những bóng ma trắng toát lởn vởn, âm thanh rùng rợn... chất kinh dị lạnh cả sống lưng làm khán giả trung niên vẫn giật mình thon thót. 

Sân khấu kịch Minh Béo lại thu hút khán giả bình dân bằng vở diễn “Một xác hai mạng” với cảnh bóng ma, người không đầu ám ảnh...
Vào các trang web của các sân khấu kịch Sài Gòn, hình ảnh, thông tin về các vở kịch ma, kinh dị đều được ưu tiên ở những vị trí dễ thấy nhất. Ngay cả trang trí ở các sân khấu kịch cũng vậy. Âm khí ngay cả cầu thang dẫn lối lên các sân khấu kịch với những chiếc poster ghê rợn, lạnh người.

Điểm qua sân khấu kịch Hồng Vân với 2 điểm diễn: sân khấu kịch Phú Nhuận, sân khấu kịch Supper Bow... 6 ngày sáng đèn của sân khấu vẫn là những vở diễn với tên gọi nghe qua cũng đủ thấy hồn ma bóng quỷ với những cái tên ghê rợn như: “Thoát xác”, “Người vợ ma 2”, “Quả tim máu”, “Đình cõi âm”, “12h đêm”, “2-4-6”, “3-5-7”, “Ma khùng”... Và những vở diễn đang thai nghén sẽ ra mắt vào dịp tết sắp tới cũng được định hướng chính là kịch ma với những cái tên rất thời thượng như: “Facebook máu”, “Ma nhà xác”...

Ma tràn ngập sân khấu kịch Sài Gòn ảnh 1

Tràn ngập kịch ma

Có một sân khấu còn rất trẻ, đang là một điểm sáng của sân khấu kịch TPHCM, nơi đang thu hút rất nhiều cây bút, đạo diễn, dàn diễn viên trẻ, và khán giả cũng... rất trẻ, nơi sáng đèn đều đặn với 8 suất diễn/ tuần và đều cháy vé trước 2 tuần cho mỗi suất diễn cũng có kịch mục đến phân nửa là kịch ma. Đó là sân khấu Thế giới trẻ với “Am khuya”, “Họa hồn”, “Lạnh nhẹ từ phía sau”, “Di chúc máu”...
Kịch Sài Gòn có “Hồn ma báo oán”, “Quỷ”, “Biệt thự ma”, “Hồn trinh nữ”, “Áo cho người chết”… Kịch Tâm Ngọc có “Nghiệp báo”, “Hồn về từ đáy mộ”, “Ma động”, “Sông oan hồn”… Sân khấu kịch Minh Béo thì rộn ràng với: “Một xác hai mạng”, “Xác sống”, “Hồn ma phá án”, “Người tình trong đêm”...

Không ma không có khán giả

NS Hồng Vân từng chia sẻ, sở dĩ vở nào cũng phải chen chút ma vào bởi vì có ma thì phòng vé mới đông. Và quả nhiên những vở kịch càng nhiều yếu tố ma quái thường hút vé, thường là cháy vé trước 2-3 tuần trước xuất diễn. Và tuổi thọ của các vở kịch ma có sức sống đáng kinh ngạc, có vở trụ 2 năm rồi vẫn còn hút khán giả. 

Ma tràn ngập sân khấu kịch Sài Gòn ảnh 2

Một cảnh trong vở "một xác hai mạng"

Mô típ của những vở kịch ma ăn khách ở các sân khấu kịch Sài Gòn xoay quanh khai thác luật nhân quả, những vụ án mạng bí ẩn, hồn ma báo oán, sự báo thù của thế hệ con cháu đối với tội ác của kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình... 

Đỗ Khánh, một khán giả quen thuộc của sân khấu kịch Thế giới trẻ có thể kể vanh vách các vở kịch ma mà anh đã xem cho biết, sở dĩ anh chuộng món kịch ma chính vì ngoài yếu tố tâm linh gây tò mò, các vở ở đây đều đan xen thêm các yếu tố hài, những mảng miếng gây cười thú vị, những màn xuất hiện bất ngờ, thót tim của các diễn viên trong hình dáng ma. Phương thức dàn dựng vẫn là sự khai thác hiệu ứng hình ảnh ma quái, được cộng hưởng bởi âm thanh và ánh sáng khiến cho khán giả nổi gai người. Các chiêu thức để “dọa” khán giả thường là: ma bay qua sân khấu, ma trồi lên từ dưới sàn diễn, ma đi ngang hàng ghế khán giả, “búp bê” ma từ trên nóc thả phựt xuống khán phòng... 

Đạo diễn, diễn viên Lê Quốc Nam, người “chuyên trị” các vở kịch ma ăn khách ở sân khấu kịch Phú Nhuận và là người sẽ xây dựng những vở kịch ma sắp tới ở sân khấu này vào dịp tết cho hay: “Ai trong chúng ta không nhiều thì ít cũng có phần nào cảm nhận được về vấn đề tâm linh, nhưng cho đến tận bây giờ thì chính khoa học cũng chưa chứng minh được điều đó là có thật hay không và chính điều đó đã gây nên cảm giác tò mò muốn khám phá nơi người xem.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.