'Luận tội' to

Vụ chiếc bánh chưng to nhất tại công viên Đầm Sen (TPHCM) vừa qua, có lẽ đã châm ngòi nổ cho những bất bình bấy lâu tồn tại.
Vụ chiếc bánh chưng to nhất tại công viên Đầm Sen (TPHCM) vừa qua, có lẽ đã châm ngòi nổ cho những bất bình bấy lâu tồn tại.
TP - Dư luận khó chịu vì một đất nước đang oằn mình lo lắng nợ công, nợ xấu mà vẫn biết bao người, bao tổ chức chăm chỉ dồn sức, dồn công, dồn tiền vào việc làm ra những thứ to nhất chẳng để làm gì, ngoài việc để “hứng đá”.

Chưa bao giờ cái sự to bỗng dưng bị xem là tội lớn như bây giờ. Thời gian trước người ta đã rì rầm những thứ to nhất xuất hiện ngày càng đông, chật những kỷ lục “giời ơi”  được xác lập trong một khoảng thời gian ngắn. Rõ ràng, dư luận khó chịu vì một đất nước đang oằn mình lo lắng nợ công, nợ xấu mà vẫn biết bao người, bao tổ chức chăm chỉ dồn sức, dồn công, dồn tiền vào việc làm ra những thứ to nhất chẳng để làm gì, ngoài việc để “hứng đá”.

Vụ chiếc bánh chưng to nhất tại công viên Đầm Sen (TPHCM) vừa qua, có lẽ đã châm ngòi nổ cho những bất bình bấy lâu tồn tại. Người ta bực đến mức mang cả vua Hùng ra dọa: Bánh to thế, Tổ nào dám chứng! Bánh to hay bánh nhỏ thì ai là người đảm bảo Tổ sẽ chứng cho lòng thành ?! Cái sự ném đá một sự vật, hiện tượng chưa hay, chưa đẹp ở ta, cứ thường bị quá khích như thế. Vụ chặt cây ở Hà Nội là thí dụ điển hình. Phản đối chặt cây ồ ạt là đúng, song “vác” cả lí lẽ: Cây cũng có linh hồn rồi mang hương hoa khấn vái, ôm cây khóc lóc… thật là quá đáng.

Vừa rồi, nhân vụ chiếc bánh chưng khủng, có người lập luận: Ta chỉ ham to, như người Nhật thì luôn phấn đấu nhỏ xinh, tinh tế. Ơ, thế hóa ra, to là xấu, nhỏ là đẹp, triết lí ở đâu ra ? Tình hình này ta nên phấn đấu theo… Nhật? Thế thì còn đâu cái gọi là bản sắc văn hóa mà ngày ngày chúng ta vẫn nói? Cũng có người vì bực cái sự ham to phát triển ngày càng dữ dội, đã đem chùa chiền, miếu mạo ra so, chứng minh chùa to chẳng đẹp. Quả có đúng thế, nếu ta nhìn vào chùa, hoặc một số hiện thực của đất nước chúng ta. Nhưng không hẳn đúng, nếu nhìn vào diện mạo chung của nhân loại. Hỏi ai không biết, không một lần mong muốn chiêm ngưỡng Vạn Lý Trường Thành? Về hệ thống lăng mộ thời xưa, ai không nhớ tới Kim tự tháp, công trình bằng đá vĩ đại ? Hay lăng mộ cổ đại lớn nhất thế giới, lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, đời nhà Minh, với chiều dài lên tới 22,5 km và những công trình bên trong đều nguy nga, tráng lệ?  Và nhân loại còn biết bao nhiêu thứ to mà đẹp khác nữa, đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật cho những thế hệ đời sau phải nghiêng mình cảm phục và ra sức giữ gìn.

Với kiểu ném đá ào ạt như hiện nay, sẽ có những người muốn sáng tạo những tác phẩm to về kích thước, nhiều về số lượng có lẽ cũng ngại ngần. Phải chăng điều này góp phần kích thích  thơ Haiku của Nhật Bản, đòi hỏi tiết chế số âm, đã lên ngôi quá thể ở ta? Nếu người ta chịu nhìn lại quá khứ văn chương, với trường hợp cụ thể là “tượng đài” Nguyễn Du, sẽ áy náy khi kì thị to.  Bên cạnh những tác phẩm xinh xắn như “Độc Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du có hẳn thiên truyện thơ 3254 câu đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một đỉnh cao chói lọi.  Hiện nay, người ta cũng đưa truyện Kiều  chạy đua với kỷ lục và có nguy cơ truyện Kiều còn tiếp tục giành kỷ lục sau nhiều kỷ lục đã đạt. Trong nghệ thuật, nếu cứ có ác cảm với to và dài, chúng ta sẽ  tự đánh mất vẻ đẹp kỳ vĩ. Thơ thì mất trường ca, tiểu thuyết thì chỉ đủng đỉnh vài trăm trang là…  kết thúc, hội họa chỉ nên dừng ở những bức có khổ vừa vừa, dễ coi… Thế thì bức bối quá, còn đâu  sự tự do trong sáng tạo?  To hay nhỏ, như nhau cả, chẳng qua là hình thức.  Đừng luận tội. Vấn đề đặt ra chỉ đơn giản là: Đã “chất” chưa?

MỚI - NÓNG
Lại dừng phá bỏ tòa nhà đẹp nhất Cà Mau
Lại dừng phá bỏ tòa nhà đẹp nhất Cà Mau
TPO - Liên quan đến việc xử lý tòa nhà đẹp nhất Cà Mau xây không phép trên đất nông nghiệp, UBND TP. Cà Mau lại thống nhất cho chủ căn nhà chuyển mục đích sử dụng đất, thay vì phá dỡ phần vi phạm như quyết định trước đó.