Tài liệu cáo buộc thể hiện, để vay khoản tiền hơn 18 tỷ đồng từ Agribank, bà Phương đã có công văn đề nghị ngân hàng cho vay để mua 1.000 xe gắn máy ba bánh của Cty cổ phần ô tô TMT. Để có được khoản tiền này, nữ doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn “chế” hợp đồng kinh tế giữa công ty của mình với đại diện Cty TMT.
Theo đó, lẽ ra, Cty TNHH thương Mại Vạn Cát chỉ mua 500 chiếc của Cty TMT, nhưng Phương đã tự ý nâng thành 1.000 chiếc, với giá trị hơn 26 tỷ đồng. Tiếp đến, chủ doanh nghiệp “cô ty lưa” chế thêm một bản hợp đồng kinh tế với một công ty khác: “Cty TNHH thương mại Vạn Cát bán 1.000 xe gắn máy ba bánh mua của Cty TMT cho Cty TNHH sản xuất thương mại Khánh Hồng, trị giá 28, 5 tỷ đồng” – nội dung bản hợp đồng có đoạn. Xong xuôi, Phương gửi tới Ngân hàng Agribank bộ hồ sơ cùng các bản hợp đồng kinh tế giả nói trên để vay tiền. Không chút nghi ngờ, ngân hàng sau đó đã giải ngân số tiền hơn 18 tỷ đồng cho bà Phương.
Quá trình xét xử, nói về động cơ phạm tội, cựu giám đốc doanh nghiệp thừa nhận, quá trình làm ăn thua lỗ, do đó đã sử dụng số tiền lừa đảo nhằm kinh doanh bất động sản và chi tiêu cá nhân. Liên quan đến vụ án, một số cán bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Chi nhánh Long Biên) đã bị cơ quan chức năng “nhắc nhở”, yêu cầu lãnh đạo ngân hàng này có hình thức xử lý trách nhiệm. Cụ thể, có Nguyễn Hữu Khánh, Cao Văn Hách – cán bộ tín dụng, Phan Vũ – Trưởng phòng tín dụng, Dương Văn Cứu – Phó Giám đốc chi nhánh, đã không phát hiện được hành vi gian dối trong việc sửa chữa nội dung hợp đồng mua 1.000 xe gắn máy nói trên.