TPO - Trước ảnh hưởng của bão, lũ, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương theo dõi, kiểm tra, không để thương nhân lợi dụng để tăng giá, đầu cơ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt vào dịp Tết.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương tăng cường biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả cuối năm 2017, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Đặc biệt, các bộ ngành, địa phương kiểm tra, giám sát không để thương nhân găm hàng, đưa hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng về vùng bão, lụt. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng, hỗ trợ, cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, hàng hóa, vật tư để ổn định đời sống cho nhân dân và khôi phục sản xuất.
Đặc biệt, các bộ ngành, địa phương kiểm tra, giám sát không để thương nhân găm hàng, đưa hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng về vùng bão, lụt. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng, hỗ trợ, cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, hàng hóa, vật tư để ổn định đời sống cho nhân dân và khôi phục sản xuất.
Cùng đó, các đơn vị phải làm tốt công tác thông tin, kịp thời đưa ra các thông tin chính xác, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá, đời sống người dân.
Với dịp cuối năm 2017, và Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường. Đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân, để kịp thời có biện pháp bình ổn giá.
Rà soát, đánh giá lại nhu cầu và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ưu đãi để thực hiện bình ổn thị trường.
Tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong các dịp lễ, Tết.
Với dịp cuối năm 2017, và Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường. Đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân, để kịp thời có biện pháp bình ổn giá.
Rà soát, đánh giá lại nhu cầu và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ưu đãi để thực hiện bình ổn thị trường.
Tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong các dịp lễ, Tết.