Lộ lý do Nga ồ ạt phát triển robot chiến đấu

Ảnh: RIA Novosti
Ảnh: RIA Novosti
TPO - Việc trang bị ồ ạt robot chiến đấu cho quân đội Nga có thể đảm bảo phòng thủ dọc biên giới đất nước, trong trường hợp cần thiết có thể giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực và chuyên gia.

Tổng giám đốc Công ty phát triển các tổ hợp kỹ thuật robot dòng Uran 766, ông Dmitry Ostapchuk nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, do một vài nguyên nhân, Quân đội Nga không có phương án thay thế nào khác ngoài việc phát triển kỹ thuật robot chiến đấu.

Thứ nhất, đường biên giới của Nga trải dài tới 12 nghìn km, hơn nữa dân số trên diện tích như vậy cũng khá lớn, như vậy thì binh lực của Nga sẽ không đủ để đảm bảo phòng vệ. Khi không đủ binh lực, thì robot có thể giải quyết được vấn đề này”.

Ông Dmitry Ostapchuk bổ sung, những ưu việt quan trọng khác của robot đó chính là tốc độ giải quyết các vấn đề và sức khỏe thể chất.

“Điện tử ngày nay đang vượt xa khả năng của con người: Dù chúng ta không muốn điều đó thì cũng phải thừa nhân rằng, sức mạnh thể chất của chúng ta là có giới hạn, các ‘sensor’ của chúng ta cũng vẫn còn đơn giản ở nhiều đặc tính, và theo đó chúng ta suy nghĩ cũng rất chậm.

Thời gian từ khi não nhận được tín hiệu đến khi đưa ra các hành động trực tiếp đã mất nhiều giây, trong khi đó các thiết bị kỹ thuật với hệ thống điện tử hiện đại có khả năng xử lý vấn đề này chỉ tính bằng các nano giây”, - ông Dmitry Ostapchuk khẳng định.

OAO 766 UPTK là một xí nghiệp công nghiệp quốc phòng được thành lập năm 2013 chuyên thiết kế các tổ hợp kỹ thuật robot với nhiều chức năng khác nhau.

Một trong số những các sản phẩm tiên tiến nhất của hãng này là robot dòng Uran đang được sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố ở Syria, trong đó có việc rà phá bom mìn ở Palmyra. Hãng này hiện do Bộ Quốc phòng Nga sở hữu 100%.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.