'Lễ hội ma' trên khắp thế giới

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới
Hàng tỉ người trên thế giới đang nô nức chuẩn bị cho mình “ bộ cánh” kinh dị và ma quái nhất cho “lễ hội ma” – Halloween đang đến rất gần.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới

> Địa chỉ cho giới trẻ Hà Nội đi chơi ngày Halloween
> Hình ảnh ma quái của sinh viên Báo chí

Hàng tỉ người trên thế giới đang nô nức chuẩn bị cho mình “ bộ cánh” kinh dị và ma quái nhất cho “lễ hội ma” – Halloween đang đến rất gần.

Halloween là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10 bắt nguồn từ các nước phương Tây và dần dần đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 1

Tại Mỹ, trong đêm Halloween, trẻ em trong trang phục halloween và mang theo một túi để đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi: “Trick or treat” (cho kẹo hay bị ghẹo). Câu hỏi này với ý nghĩa nếu không cho kẹo thì chúng có thể gây những trò có hại như chọi trứng tươi lên trần nhà.

Tuy nhiên chỉ những học sinh lớp 9 lớp 10 mới làm những trò này, còn các em nhỏ thì có bố mẹ đi cùng để trông chừng nên chúng thì không phá như những đứa lớn.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 2

Tại Anh, tâm điểm của lễ hội Halloween là lễ đốt lửa. Vào lễ hội trên các đường phố ở Anh người ta luôn bắt gặp những đống lửa rực cháy. Song khác với các nơi khác trên thế giới, những đống lửa này không phải để xua đuổi tà ma và các linh hồn lang thang mà để nhắc đến câu chuyện của Guy Fawkes, người có ý định làm nổ tung Toà nhà Hội đồng ở London vào năm 1605 theo lịch của nhà thờ.

Người Anh còn có một tập tục nữa là ném đá, rau cải và quả hạch vào lửa để xua tan sự sợ hãi những linh hồn lẩn khuất. Trò “trick or treat” cũng rất được yêu thích tại Anh.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 3

Tại Đức, vào dịp Halloween, người dân và khách du lịch được chiêm ngưỡng những quả bí ngô có hình dáng đặc biệt. Điểm nổi bật của lễ hội là hình ảnh những ngôi nhà, con vật được xếp từ hàng trăm quả bí ngô. Người Đức thường có phong tục ném dao ra đường vào đêm Halloween với lí do họ sẽ ngăn chặn được sự đáng sợ khi các linh hồn trở về.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 4

Tại Ireland, được xem là đất nước của lễ hội Halloween, táo sẽ được đưa treo lên khung cửa hoặc trên cây và người chơi sẽ cố gắng cắn cho bằng được những quả táo đó. Món ăn truyền thống trong lễ Halloween của người Ireland là món “barnbrack”, một loại bánh nướng trái cây. Người ta sẽ bọc một cọng rơm hoặc một cái vòng nhỏ lại bằng vải và đặt vào chiếc bánh.

Nếu người nào ăn trúng miếng bánh có chiếc vòng thì tin “hỷ” sẽ chóng tới, còn nếu tìm thấy được cọng rơm thì đó là một năm làm ăn thịnh vượng. Trẻ em vẫn chơi trò “trick or treat” quen thuộc của chúng trong đêm Halloween.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 5

Tại Pháp, trò “trick or treat” hiếm khi xuất hiện, nếu có thì không phải từ nhà này sang nhà khác mà là từ cửa hàng này sang cửa hàng kia. Tuy nhiên, Halloween chưa được xem là một ngày lễ quan trọng tại Pháp, đây đơn giản là một ngày nghỉ kiểu Mỹ trên đất Pháp và hầu như chẳng mấy người Pháp biết tới ngày lễ này cho đến khoảng năm 1996.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 6

Tại Áo, trước đêm Halloween, người ta thường chuẩn bị sẵn một ít bánh mì, nước và đặt đèn thắp sáng lên bàn bởi họ tin rằng những thứ trên sẽ giúp chào đón các linh hồn của người đã khuất trở lại trái đất vào đêm mà người Áo xem là luôn tràn ngập nguồn năng lượng siêu nhiên mạnh mẽ.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 7

Tại Bỉ, người ta tin rằng sẽ là không may mắn nếu thấy một con mèo đen chạy ngang qua đường hoặc chạy vào nhà một ai đó, thậm chí ngay cả khi đưa loài động vật này cùng đi vãn cảnh trên tàu. Vào đêm Halloween, họ thường thắp nến để tưởng nhớ tới những người đã khuất.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 8

Tại Nhật Bản, người Nhật đón chào lễ hội Obon (còn được gọi là “Matsuri” hoặc “Uarbon” – phát âm như “oh bone”). Lễ hội này tương tự như Halloween ở chỗ nó dành cho các linh hồn của người đã khuất.

Thức ăn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi. Người ta còn thắp nến trong các lồng đèn nhỏ và thả trôi trên các dòng sông. Lễ hội Obon thường được tổ chức vào tháng bảy hoặc tháng tám.

Tại Trung Quốc, ngày lễ tương tự là tết Trung Nguyên, tức rằm tháng Bảy. Người ta tin rằng trong ngày này, các linh hồn sẽ được trở lại mặt đất. Trong ngày này, người dân thắp hương, làm cơm cúng tưởng nhớ các thành viên đã khuất trong gia đình, còn trên đường phố hoặc trước cửa nhà, họ thường treo đèn lồng để “soi đường” cho các linh hồn đã khuất khi trở về mặt đất. Ở nhiều nơi vẫn giữ tục đốt vàng mã làm "lộ phí" cho người âm.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 9

Tại Hàn Quốc, một lễ hội tương tự như ngày lễ Halloween được tổ chức ở đây - lễ Chusok. Đó là thời điểm người dân Hàn Quốc tạ ơn tổ tiên do đã phù hộ cho họ “ăn nên làm ra”. Họ sẽ tới thăm mộ người thân, mang theo gạo và hoa quả để tạ ơn người đã khuất.

'Lễ hội ma' trên khắp thế giới ảnh 10

Tại Việt Nam, Halloween giờ đây không còn xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam mà nó thực sự trở thành một lễ hội hóa trang đặc biệt được mong đợi nhất trong năm. Trong những ngày đón lễ hội Halloween, nhiều cửa hàng trên khắp các thành phố bày bán nhiều đồ hóa trang phục vụ Halloween. Những món đồ độc và ấn tượng như quan tài, áo ma, bộ khung xương người…

Nhiều người kỳ công hơn còn đặt may những phục trang kinh dị hay đặt thiết kế những mẫu mặt nạ độc. Ngoài ra còn có rất nhiều những hoạt động vui chơi, giải trí hướng đến ngày hội này thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia.

Theo Phan Uyên
Mực tím

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chính sách vượt trội của Phú Yên
Chính sách vượt trội của Phú Yên
TPO - Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam công bố kết quả thực hiện chỉ số thu hút đoàn làm phim. Tỉnh Phú Yên dẫn đầu cả nước ở bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim (PAI). Danh sách Top 10 còn có nhiều địa phương hấp dẫn như TPHCM, Đà Nẵng, Ninh Bình.