Lễ Hội Đền Cổ Loa Hà Nội - Văn minh Âu Lạc 2000 năm tuổi

0:00 / 0:00
0:00
TP - Lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội là một trong những lễ hội cổ được tổ chức từ những năm 208 - 179 TCN nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Thục Phán, người có công dựng lên nhà nước Âu Lạc di chuyển kinh đô từ Phong Châu về Cổ Loa để xây thành. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng (3 hoặc 5 năm 1 lần) với nhiều nghi lễ trang nghiêm thể hiện tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt.

Giới thiệu về lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Thành Cổ Loa là lễ hội truyền thống lớn nhất của mảnh đất Đông Anh, đồng thời cũng là trải nghiệm hấp dẫn khách du lịch Hà Nội mỗi dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội là hội truyền thống được tổ chức tại đền Thượng (đền Cổ Loa) - nơi thờ vua Thục Phán và những người có công với nhân dân. Tương truyền rằng ngày 06/01 là ngày vua An Dương Vương nhập cung, ngày 09/01 là lễ khao quân nên người dân thành Cổ Loa đã lấy ngày mùng 06 làm chính hội để tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương. Đặc biệt, lễ hội đền Cổ Loa cũng được minh chứng tầm quan trọng với người dân Đông Anh qua câu nói vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay “Chết bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mùng 6 tháng giêng”.

Lễ Hội Đền Cổ Loa Hà Nội - Văn minh Âu Lạc 2000 năm tuổi ảnh 1

Chuẩn bị trước khi diễn ra lễ hội

Ngay sau tết Nguyên Đán thì người dân làng Cổ Loa sẽ tiến hành bầu Quan đám hay còn gọi Thủ Từ - người trông coi “sạch cỏ - đỏ hương” tại đền thờ vua Thục Phán (đền Thượng) và am công chúa Mỵ Châu. Trước đó vào khoảng đầu tháng chạp hàng năm trước khi lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội diễn ra để họp hội đồng Bát xã phân công công việc, chuẩn bị tài chính dựa trên hương ước của làng, quy định của xã, tuyển chọn người rước kiệu, chuẩn bị đồ lễ và thực hiện buổi lễ ra sao,... tất cả đều được bàn bạc và tính toán kỹ càng từ trước. Đặc biệt, năm “Phong đăng hòa cốc” làng cổ Loa sẽ mở hội rất lớn.

Theo truyền thống thì lễ hội sẽ kéo dài từ ngày 06 - 16 tháng giêng theo thứ tự tổ chức như sau:

- Ngày mùng 06 tháng giêng ngày diễn ra chính thức của lễ hội đền Cổ Loa sẽ được tổ chức tại làng Cổ Loa và đền thượng với sự góp mặt của 7 làng còn lại: Sằn Giã, Mạch Tràng, Đài Bi, Cầu Cả, Ngoại Sát, Thư Cưu, Văn Thượng.

- Ngày mùng 08 là lễ hội Văn Thượng

- Ngày mùng 09 lễ hội làng Ngoại Sát và làng Đài Bi

- Ngày mùng 10 lễ hội làng Mạch Tràng

- Ngày 11 lễ hội làng Cầu Cả

- Ngày 13 lễ hội làng Sằn Giã

- Ngày 16 lễ hội làng Thư Cưu

→ Tham khảo thêm thông tin du lịch Hà Nội hấp dẫn tại https://dulich3mien.vn/ha-noi/

Lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội có gì hấp dẫn?

Phần Lễ

Tương truyền rằng khi vua An Dương Vương chọn đất xây thành Cổ Loa thì người dân làng Quậy đã tự nguyện nhường đất xây thành. Vì thế, dù làng Quậy không có tên trong Bát xã nhưng vì là dân gốc Cổ Loa nên được dự hội và chọn là người độc Mật Khẩn. Đoàn độc Mật Khẩn gồm 15 người được rước vào đền Cổ Loa từ Cầu Cung bởi 15 cụ làng Cổ Loa mặc áo tế trang nghiêm cùng 2 quân chầu khiêng lễ.

Tại lễ hội đền Cổ Loa thì 7 làng còn lại trong Bát Xã (ngoại trừ làng Cổ Loa) sẽ tổ chức rước kiệu từ xã mình về đền Thượng từ sáng sớm, trong đó 4 làng tập trung tại Ngoại gồm: Mạch Tràng, Đài Bi, Sằn Giã, Cầu Cả, 3 làng tập trung tại chợ Sa: Văn Thượng, Thư Cưu, Ngoại Sát. Khoảng 7h sáng khi có trống lệnh hai đoàn rước sẽ tiến vào đền Thượng và xếp hàng hạ kiệu, rồi tiến vào dâng lễ, dâng hương vào cung vua.

Lễ Hội Đền Cổ Loa Hà Nội - Văn minh Âu Lạc 2000 năm tuổi ảnh 2

Các nghi lễ ở phần hội

Tiếp đến là buổi tế Hội Đồng diễn ra trong 2 giờ qua 67 lần xướng, đây cũng là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội. Đây là lễ đón rước, thỉnh thần và mời thần về thụ hưởng lễ vật cầu mong một năm mưa thuận gió hòa. Kết thúc nghi lễ bát xã sẽ rước kiệu từ đền Thượng qua các làng: Văn Thượng → Mạch Tràng → Sằn Giã → Ngoại Sát → Đài Bi → Cầu Cả → Thư Cưu. Một đoàn rước kiệu khác sẽ xuất phát từ sân Rồng Thượng → sân Rồng Hạ → giếng Ngọc (Ngọc Tỉnh) → đình Ngự Triều Di Quy. Sau đó buổi chiều mỗi làng sẽ tự rước kiệu về đền, đình làng và tổ chức hội làng theo truyền thống của lễ hội thành Cổ Loa.

Phần hội

Kết thúc phần lễ cũng là thời điểm bắt đầu phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn du khách gần xa như: cờ người, đấu vật, thi bắn nỏ, đu tiên,... Bên cạnh những trò chơi thú vị đây cũng là dịp du khách có thể thưởng thức nhiều món ngon nổi tiếng của mảnh đất Đông Anh như: bún Mạch Tràng, cháo trai,... Hay xem biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc: hát quan họ tại giếng Ngọc, múa rối nước, tuồng Mị Châu - Trọng Thủy.

Khi kể về lễ hội Cổ Loa thì đây vẫn là buổi lễ quan trọng với người dân Đông Anh, nhất là người làng Cổ Loa. Nó trở thành tập tục, nét văn hóa đẹp đẽ của người dân nơi đây. Hy vọng với những chia sẻ từ Du Lịch 3 Miền du khách đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nét đẹp văn hóa cũng như không khí sôi động của lễ hội thành Cổ Loa. Đồng thời có những trải nghiệm thú vị trong dịp tết Nguyên Đán sắp tới.

Thông tin liên hệ trực tiếp:

● Tên công ty: Công ty TNHH Nắng Bản Địa

● Địa chỉ: Số 27 Đường Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

● Website: dulich3mien.vn

● Hotline: 033 600 8484

● Email: dulich3mien.info@gmail.com

● Fanpage: https://www.facebook.com/dulich3mienvn/

“Du lịch 3 miền Việt Nam - Trải nghiệm du lịch chân thực”

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.