“Ý kiến trên hội trường là ý kiến của các ĐB phát biểu, còn các ĐB không phát biểu thì ý kiến có khi lại khác” - Ông Phúc nói.
hủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Lao Động.
Theo ông Phúc, thiết kế 3 mức tín nhiệm là để phân biệt giữa lấy phiếu và bỏ phiếu, lấy phiếu 3 mức để đánh giá tín nhiệm chứ không phải là hình thức bỏ phiếu. Nếu bỏ phiếu thì đồng ý hai mức thôi. Còn nếu lấy phiếu thì phải có mức “tín nhiệm” để giúp các cơ quan về mức độ đánh giá cán bộ đầy đủ hơn. “Các nước chỉ có bỏ phiếu thôi, chỉ có Việt Nam mới có lấy phiếu tín nhiệm”- Ông Phúc cho hay.
Trả lời câu hỏi, quy định 3 mức như vậy - như ĐB Lê Thị Nga phát biểu thảo luận - là mặc nhiên công nhận không có mức độ “không tín nhiệm”, ông Phúc nói: “Nhiều phiếu tín nhiệm thấp là mệt rồi, là phải bỏ phiếu tín nhiệm rồi, nên không cần mức “không tín nhiệm”. Chọn mức tín nhiệm nào là thẩm quyền của ĐB. Nếu còn băn khoăn giữa hai mức tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp thì có mức tín nhiệm”.