Làng rau vớt vát cho Tết

Chị Phùng Thị Loan tỉa từng lá mong cứu được giàn mướp đắng tàn sau lũ. Ảnh: Mỹ Tiên
Chị Phùng Thị Loan tỉa từng lá mong cứu được giàn mướp đắng tàn sau lũ. Ảnh: Mỹ Tiên
TP - Khác hẳn mọi năm, làng rau ở Đà Nẵng những ngày cuối năm trơ trọi vài luống rau còn lại sau lũ. Phần lớn các loại rau, củ đều hư hỏng. Người dân hối hả trồng mới một số loại hoa màu cho kịp Tết, nhưng dự báo chỉ đủ để ăn, không có nhiều để bán.

Mưa lũ kéo dài những ngày đầu tháng 12 đã nhấn chìm hàng loạt cánh đồng rau của người dân. Tại vựa rau sạch La Hường (quận Cẩm Lệ), nhiều luống rau chưa kịp thu hoạch đã bị lũ cuốn trôi. Thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, Hòa Vang), Túy Loan (xã Hòa Phong) cũng rơi vào cảnh tương tự. Hàng nghìn dây dưa leo, cà tím, cải cây, súp lơ, xà lách,… ngập trong nước. Ước tính mưa lũ đã làm thiệt hại trên hàng trăm hecta rau màu các loại, nhiều gia đình mất trắng.

Tháng chạp mọi năm, làng rau La Hường xanh mướt, những giàn bí, khổ qua sai quả lủng lẳng dưới giàn. Năm nay, nhiều làng rau tan hoang sau lũ. Những luống đất bị thấm nước sâu, bùn non còn đọng khiến người dân không gieo trồng được. Nhiều đồng rau bỏ trống, cỏ dại mọc chen những thân rau còn sót lại. Ông Mạc Trang (thôn Thạch Nham Tây) nói: “Còn đâu mà rau Tết, mưa cuốn hết rồi. Bây giờ gieo xuống thì ra Tết mới có rau bán”.

Tại vùng rau La Hường, nhiều loại rau đang trong thời kỳ thu hoạch bị ngập. Ông Phan Ngọc Phu – người trồng rau La Hường cho biết: “Rau ở đây được tiêu thụ chủ yếu tại chợ Cẩm Lệ, đông khách hàng. Nếu không bị mưa lũ cuốn trôi thì nhiều loại rau bán rất được giá”. Một số loại rau vừa được gieo trồng sau lũ. Ông Phu lo ngại: “Mưa lớn đã khiến nhà tôi thiệt hại tới 20 triệu đồng. Bây giờ trồng lại chắc cũng không kịp bán Tết”.

Chỉ đủ ăn là may, không có nhiều để bán

Người dân các vựa rau đang hối hả tìm cách khắc phục hậu quả. Chị Phùng Thị Long (xã Hòa Nhơn), cho biết: “Bệnh trên cây thì mình cứu được, còn mưa lũ đành bó tay. Mất rồi thì làm lại cái khác, chỉ lo năm nay không có đủ tiền sắm sửa Tết. Nồi cơm của cả gia đình trông chờ vào mấy lứa rau”. Nói rồi chị thoăn thoắt cắt tỉa từng lá như mong cứu được những cây lân cận.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Cần (67 tuổi, làng rau Túy Loan) vẫn chăm chỉ xới từng luống đất dính chặt trong bùn: “Trời mưa xuống thì phải xới lại từ đầu mới trồng được. Làm nông thì 99% rủi ro, phải chấp nhận chứ kêu ai bây giờ”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các làng rau trên địa bàn huyện Hòa Vang đang tiếp tục gieo trồng giống mới như xà lách, cải, dưa leo, ngò, cần, su lơ, su xanh, su trái tim,… Tuy nhiên, theo các hộ dân ở đây, lượng rau làm ra chỉ đủ ăn chứ không có nhiều để bán. Tình trạng khan hiếm sẽ khiến giá rau tăng trong dịp Tết Nguyên đán.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.