Kỳ dị, loài cá mập ma bí ẩn nhất đại dương lưu tinh trùng 3 năm để đẻ dần

Các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước khả năng kỳ dị - lưu tinh trùng trong vòi trứng rồi dùng dần của loài cá mập ma bí ẩn này.

Cá mập ma là 1 trong những loài sinh vật bí ẩn nhất đại dương. Vào năm ngoái, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu hải dương vịnh Monterey (MBARI) ở California, Mỹ mới ghi lại được hình ảnh đầu tiên của loài sinh vật này.

Sở dĩ cá mập ma hiếm khi được nhìn thấy là do chúng sống ở tầng rất sâu của đại dương, khoảng 380 - 2.600m dưới đáy biển.

Kỳ dị, loài cá mập ma bí ẩn nhất đại dương lưu tinh trùng 3 năm để đẻ dần ảnh 1

Và mới đây các nhà khoa học thuộc ĐH Victoria Wellington, New Zealand còn phát hiện ra điểm kỳ thú của loài sinh vật này - đó là cá mập ma cái có khả năng lưu trữ tinh trùng của con đực để dùng dần.

Nghiên cứu cho thấy, giống như cá mập, cá mập ma cái sở hữu 2 tử cung, 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng.

Nhưng cá mập ma đực lại sở hữu cơ quan sinh dục đặc biệt, có thể co rút lại trên trán. Ngoài ra, cơ quan sinh sản nằm trên đầu của con đực có móc, để vây của cá cái có thể bám lại khi chúng đang thực hiện nhiệm vụ giao phối. Nhìn tưởng dễ dàng thôi nhưng cuộc giao ban này không hề đơn giản và nhẹ nhàng với loài cá mập cái.

Kỳ dị, loài cá mập ma bí ẩn nhất đại dương lưu tinh trùng 3 năm để đẻ dần ảnh 2

Cá mập ma đực và cá mập ma cái (hình b).

Lúc này, cá mập cái sẽ tích trữ tinh trùng nhận được từ cá đực trong các ống nhỏ ở vòi trứng. Khu vực tích trữ tinh trùng này của cá mập ma cái có màu nâu, và chúng sẽ sử dụng lượng tinh trùng lưu giữ này để thụ tinh cho trứng vào các lần sau.

Nhà nghiên cứu Brit Finucci thuộc ĐH Victoria Wellington, New Zealand cho hay, khả năng này sẽ giúp cá mập ma cái đẻ con dễ dàng hơn mà không phải chịu sự đau đớn mỗi khi giao phối với cá đực. Thời gian lưu trữ tinh trùng của cá mập ma cái có thể lên tới 3 năm.

Kỳ dị, loài cá mập ma bí ẩn nhất đại dương lưu tinh trùng 3 năm để đẻ dần ảnh 3

Cá mập ma hay chimaera - là loài cá mù hiếm gặp, có họ hàng với cá mập, cá đuối. Chimaera sở hữu hình dáng kỳ lạ với những chiếc vây hình cánh, phần đầu và mặt chứa nhiều tế bào giác quan, cho phép loài vật này cảm nhận chuyển động trong nước và định vị vị trí con mồi... 

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Fish Biology.

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG