Kiến nghị đưa tình hình bảo vệ biển đảo vào báo cáo của Mặt trận Tổ quốc

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm
TPO - Góp ý báo cáo kiểm điểm hoạt động Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khóa VIII, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng cần phải đưa vấn đề biển đảo vào báo cáo của MTTQ.

Chiều 18/9, báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký UB T.Ư MTTQ Việt Nam nêu ra những hạn chế của Mặt trận trong việc bày tỏ thái độ, chính kiến trước một số vấn đề cấp bách thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân chưa kịp thời.

 Bên cạnh đó, một số kiến nghị, phản ánh trong giám sát và phản biện xã hội chưa sâu sắc, chưa đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Trách nhiệm của MTTQ trong việc đôn đốc, giám sát việc giải quyết, trả lời, phản hồi các kiến nghị hậu giám sát, phản biện xã hội còn thiếu quyết liệt.

 Khẳng định, so với các nhiệm kỳ trước báo cáo lần này thẳng thắn hơn, không còn “tô hồng”, không nhận xét “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, song đại biểu Đặng Văn Khoa, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc bày tỏ thái độ chính kiến của Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, của Đoàn chủ tịch, Ban Thường trực trước một số vấn đề cấp bách còn hạn chế.

“Chúng ta phải suy nghĩ đến hình ảnh của MTTQ trong lòng biển cả, trong lòng nhân dân, rộng hay hẹp, sâu hay nông, lỏng lẻo hay bền chặt là tùy thuộc vào vào chính MTTQ”, ông Khoa nói.

Kiến nghị đưa tình hình bảo vệ biển đảo vào báo cáo của Mặt trận Tổ quốc ảnh 1 Các đại biểu thảo luận về báo cáo kiểm điểm của MTTQ Việt Nam (ảnh Như Ý)

Cũng đề cập đến vấn đề này, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nêu ý kiến: “Ngay cả vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế, quyền tài phán cũng đang bị xâm hại. Vậy mà trong báo cáo kiểm điểm lại thiếu vắng phần nói về biển đảo. Tôi đề nghị xem xét đưa vấn đề biển đảo vào báo cáo của MTTQ Việt Nam”.

Mặt trận cần phát huy hiệu quả hơn quyền dân chủ của người dân

GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, MTTQ chưa phát huy được quyền dân chủ của nhân dân. Dẫn câu nói của Bác Hồ rằng: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra", ông Dũng nhấn mạnh hiện nay ở nhiều nơi, nhiều lúc quyền dân chủ bị vi phạm một cách nghiêm trọng.

Theo ông Dũng, hiện nay có không ít đơn thư của người dân bị chuyển lòng vòng, không được xem xét thấu đáo. Trong rất nhiều năm biết bao "bờ xôi ruộng mật" bị thu hồi để phục vụ lợi ích phi nông nghiệp và nhân dân bị đền bù mức rẻ mạt. Còn tồn tại những vụ án oan sai.

“Càng dân dân chủ thực sự chúng ta càng phát hiện ra tham nhũng, càng dễ dàng chọn được người tài gánh vác việc dân, việc nước. Tôi đề nghị MTTQ cần tạo điều kiện để người dân nói lên tiếng nói của mình”, ông Dũng đề nghị.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.