Kịch bản nào để khôi phục kinh tế ở ‘điểm nóng’ Bình Dương?

0:00 / 0:00
0:00
Kịch bản nào để khôi phục kinh tế ở ‘điểm nóng’ Bình Dương?
TPO - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bình Dương, nơi phát triển kinh tế cao của cả nước chịu ảnh hưởng rất lớn. Để khôi phục lại kinh tế, địa phương này đã xây dựng 2 kịch bản về dịch COVID-19 nhằm khôi phục kinh tế trở lại.

Tập trung phát triển kinh tế mũi nhọn

Ngày 14/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong tháng 7 giảm so với tháng 6. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước thì vẫn tăng trưởng do thừa hưởng kết quả đạt được trong những tháng trước.

Dù vậy, trước diễn diến dịch bệnh đang phức tạp, ngành chức năng Bình Dương dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội địa phương.

Theo ông Mai Bá Trước - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thứ nhất, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 10/2021 (đạt mục tiêu tiêm ngừa trên 95% dân số để tiệm cận miễn dịch cộng đồng và dịch bệnh tại các tỉnh trong vùng đồng loạt được kiểm soát tốt), tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được phục hồi nhanh chóng, Chỉ số sản xuất công nghiệp được phục hồi ở mức trên 8%, xuất khẩu được duy trì tăng trên 26%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 14%... dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP sẽ đạt khoảng 7% thấp hơn kế hoạch tỉnh đã đề ra (8,5 – 8,7%).

Kịch bản nào để khôi phục kinh tế ở ‘điểm nóng’ Bình Dương? ảnh 1

Bình Dương tập trung phát triển mạnh kinh tế mũi nhọn, trị giá cao

Thứ hai, theo ông Trước, đến tháng 12 dịch bệnh mới được kiểm soát, Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ phục hồi ở mức trên 7,8%, xuất khẩu được duy trì tăng khoảng 12%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 12,3%... tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến chỉ đạt khoảng 6,4%, thấp hơn kế hoạch đề ra.

Từ đánh giá kết quả của 2 kịch bản trên, ông Mai Bá Trước cho rằng khả năng cao phải đánh đổi với việc không hoàn thành nhiều mục tiêu kế hoạch năm 2021, để giữ quyết tâm cao nhất nhằm huy động sức mạnh tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đồng lòng phấn đấu để thực hiện từng chỉ tiêu, lĩnh vực ở mức cao nhất trong điều kiện khó khăn.

Cũng theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, để tập trung đạt mức cao nhất cần thiết phải thần tốc tiêm phủ vắc xin, phấn đấu đến hết tháng 8/2021 đạt tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 trên 85% cho các đối tượng, nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho các lao động tại các doanh nghiệp thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" nhằm giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bảo vệ vững chắc "vùng xanh" và từng bước "xanh hóa" một số địa bàn khả thi. Ưu tiên vắc xin cho công nhân lao động của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn phòng dịch và có nhu cầu sản xuất sớm, sản xuất hàng hóa quan trọng có giá trị cao góp phần cung cấp cho các chuỗi cung ứng.

Kịch bản nào để khôi phục kinh tế ở ‘điểm nóng’ Bình Dương? ảnh 2

Ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân tránh gãy chuỗi sản xuất

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết thêm, đến ngày 15/8 các huyện phía Bắc "vùng xanh" (Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng) sẽ trở về trạng thái bình thường mới. Nỗ lực để sau 30/8 các địa phương còn lại "vùng đỏ" sẽ xanh hóa và trở lại trở lại trạng thái bình thường mới.

Theo ông Minh, những tín hiệu khả quan trong bước đầu triển khai kế hoạch xây dựng "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19 tạo nền tảng quan trọng để tỉnh sớm đạt mục tiêu trở về trạng thái bình thường mới từ ngày 1/9.

Các giải pháp cụ thể

Để phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm, Bình Dương đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công để sớm đưa dòng tiền vào lưu thông, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất.

Tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không thật sự cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch gây ra trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp ngay khi Chính phủ thông qua Chương trình phục hồi kinh tế. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Kịch bản nào để khôi phục kinh tế ở ‘điểm nóng’ Bình Dương? ảnh 3

Chú trọng chính sách an sinh xã hội

Đẩy mạnh quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó, xây dựng chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp áp dụng tốt phương án "3 tại chỗ" bằng tiền mặt, nhân lực và vật lực, kiến thức, kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm, sàng lọc, phòng, chống dịch bệnh cũng như điều trị cho các công nhân nhiễm bệnh. Nghiên cứu điều chỉnh phương án "1 cung đường, 2 địa điểm" theo hướng phù hợp hơn, thông thoáng hơn để khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các giải pháp phục hồi kinh tế được chuẩn bị tốt; quan trọng là cách tổ chức thực hiện. Do đó, chỉ cần doanh nghiệp khó khăn gì, cần gì thì lập tức tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.

60 doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’ ở Đồng Nai xin dừng hoạt động

Ngày 14/8, thông tin từ Ban quản lý các KCN Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh có hơn 60 doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” xin được tạm dừng hoạt động, vì khó duy trì sản xuất do thời gian giãn cách xã hội kéo dài nhiều ngày.

Ngoài ra, do thiếu nguyên liệu đầu vào, đầu ra tạm thời cũng bị hạn chế; không đủ nguồn lao động để duy trì sản xuất; các chi phí để thực hiện lưu trú lao động tại nhà máy quá nhiều cũng là nguyên nhân các doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt đọng sản xuất theo phương thức ‘3 tại chỗ’. Số doanh nghiệp dừng hoạt động tập trung ở TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án ‘3 tại chỗ’ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm bớt lao động làm việc tại nhà máy, chỉ duy trì hoạt động một số khâu quan trọng, cần giao hàng gấp và kế hoạch sản xuất ‘3 tại chỗ’ của các doanh nghiệp sẽ không thực hiện được lâu dài nếu tình hình giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài.

Trước tình hình giãn cách xã hội, trên địa bàn Đồng Nai có 1.163 doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 địa điểm" để duy trì sản xuất với hơn 340 ngàn lao động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tại một số doanh nghiệp đã bị lây nhiễm COVID-19, phải dừng sản xuất.

Ngày 14/8, Ban quản lý các KCN Đồng Nai cũng quyết định lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện phương án sản xuất và công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 96 doanh nghiệp có lao động lưu trú tại doanh nghiệp thực hiện ‘3 tại chỗ’.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.