Không để người dân dùng thuốc giá cao

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải giảm tối đa thủ tục hành chính. Ảnh: QH.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải giảm tối đa thủ tục hành chính. Ảnh: QH.
TP - Dự thảo Luật Dược lần này đã bổ sung quy định biện pháp kiểm soát giá thuốc, thuốc có hàm lượng lạ để tránh việc người dân phải dùng thuốc giá cao một cách vô lý như hiện nay.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, dự thảo lần này quy định theo hướng tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp dược và tập trung phát triển ngành công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền vì đây là những thế mạnh của Việt Nam. Dự thảo lần này bổ sung quy định biện pháp kiểm soát giá thuốc bán trên thị trường, thuốc có hàm lượng lạ trong khâu đấu thầu, quy định giá bán tối đa, tối thiểu của thuốc. Đồng thời giữ quy định của Luật Dược hiện hành về công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách Nhà nước và BHYT chi trả.

Trươc ý kiến đề nghị của đại biểu Quốc hội về quy định hạn chế số đăng ký thuốc nhập khẩu trên một hoạt chất để có thể kiểm soát giá và chất lượng dễ dàng hơn, bà Mai cho biết: Phương án này không được chấp nhận, bởi theo Bộ Y tế, trước đây bộ này đã ban hành danh mục hạn chế thuốc nhập khẩu có nhiều số đăng ký để phát triển sản xuất thuốc trong nước, nhưng khi gia nhập WTO đã bãi bỏ danh mục này. Ngược lại, dự thảo luật quy định theo hướng mở rộng dịch vụ bán thuốc, đáp ứng yêu cầu của nhân dân bằng việc áp dụng thủ tục ưu tiên, rút gọn khi nhập khẩu thuốc điều trị bệnh hiếm gặp. Đồng thời cho phép bán một số loại thuốc không kê đơn tại siêu thị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, do Việt Nam luôn phải nhập khẩu nguyên liệu nên giá thuốc luôn cao, vì thế Luật Dược sửa đổi phải đề cập đến vấn đề sản xuất thuốc. Từ quá trình sản xuất, kinh doanh, buôn bán, rồi sản phẩm thuốc đến tay người tiêu dùng, các công đoạn đó cần đưa vào Luật. “Bộ Y tế không phải Bộ Công Thương, không phải bộ làm ra thuốc, không phải đơn vị sản xuất ra thiết bị y tế, nhưng Bộ Y tế là đơn vị chăm sóc sức khỏe con người, có trách nhiệm quản lý chung nên phải quan tâm, có trách nhiệm trong lĩnh vực này”, Chủ tịch Quốc hội lý giải.

“Thủ tục hành chính bây giờ cay nghiệt, độc ác lắm, phải có tiền người ta mới cấp. Quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Vì thế cần phải giảm tối đa thủ tục hành chính”. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị sau khi Luật Dược được sửa đổi, mặt hàng thuốc phải được sản xuất tốt, có nguyên liệu làm thuốc, khắc phục được tình trạng “chết trên đống thuốc”, ngăn ngừa tình trạng cho mượn, thuê bằng. “Người Việt Nam có quyền được dùng thuốc tốt nhất. Cửa hàng nào không đủ điều kiện phải rút ngay”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nếu để Chính phủ quy định chính sách nhập khẩu dược liệu sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Vì thế cần phải quy định điều này ngay trong luật, tránh tình trạng luật ra rồi vẫn phải chờ nghị định. Ngoài ra để đảm bảo yếu tố cạnh tranh giữa thị trường trong và ngoài nước, ông Lưu đề nghị ngoài vấn đề số lượng, chất lượng cần phải đề cập đến yếu tố giá thành, tránh tình trạng người tiêu dùng phải dùng thuốc với mức giá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tục hành chính rất cay nghiệt

Vấn đề nhận được nhiều ý kiến nhất tại buổi làm việc là quy định thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề dược. Dự thảo đưa ra hai phương án: Cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm và phương án chỉ cấp một lần. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, dược cũng là một nghề như bác sĩ, kỹ sư chứ không phải một chức vụ có thời hạn. “Nếu đưa quy định cấp chứng chỉ hành nghề dược 5 năm một lần chỉ phát sinh thủ tục hành chính, mà thực chất là phát sinh tiêu cực”, ông Hiện đề nghị phải cắt bớt thủ tục hành chính để ngăn ngừa, do đó chỉ nên cấp chứng chỉ hành nghề dược một lần.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị chứng chỉ hành nghề dược cũng nên áp dụng như các ngành nghề khác, tuy nhiên kèm theo đó phải có định mức tiêu chuẩn và thường xuyên kiểm tra chặt chẽ. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những mặt hàng không cấm, đối với mặt hàng thuốc càng hoan nghênh và chỉ cấm bán, cấm sản xuất thuốc giả.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Đông y chữa bệnh rất tốt, như chứng bệnh đau lưng, Tây y nói phải mổ, nhưng thầy thuốc Đông y chỉ điều trị 10 ngày khỏi ngay. Vậy mà vài ba năm lại thu chứng chỉ hành nghề của họ thì không được. “Thủ tục hành chính bây giờ cay nghiệt, độc ác lắm, phải có tiền người ta mới cấp. Quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Vì thế cần phải giảm tối đa thủ tục hành chính”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.