Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an:

Không ai có đặc quyền trước pháp luật

Không ai có đặc quyền trước pháp luật
TP - Theo Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, việc xử lý những người sai phạm là không khoan nhượng. Việc làm này tạo ra thói quen rằng: Không ai có đặc quyền trước pháp luật.
Không ai có đặc quyền trước pháp luật ảnh 1
Thượng tướng Lê Thế Tiệm

Qua các vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, PMU 18 nổi lên hiện tượng một số cán bộ có chức, có quyền cấu kết, tiếp tay cho tội phạm. Việc đấu tranh với những đối tượng này có gì đặc biệt?

Tiền Phong đã trao đổi với Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an về vấn đề này, ông Tiệm cho biết: Trong những vụ án đó, trước tiên phải thực hiện đúng các nghị quyết Đảng đã đề ra: Đã nói là phải làm, làm hết sức quyết liệt từ trên xuống dưới.

Bên cạnh đó, việc xử lý cũng phải hết sức kiên quyết, không khoan nhượng theo đúng như nghị quyết của Đảng đã nêu là “xử lý bất kỳ ai, dù người đó giữ chức vụ gì nếu họ vi phạm pháp luật”.

Việc làm này tạo ra thói quen trong Đảng cũng như trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức rằng: Không ai có đặc quyền trước pháp luật.

Bài học mà cơ quan điều tra rút ra là, sau khi phát hiện và nắm chắc về chứng cứ  vi phạm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật.

Với những vụ án có sự tham gia, tiếp tay của cán bộ trong các cơ quan Nhà nước nếu như không có sự thống nhất giữa các cơ quan thực thi pháp luật thì rất khó giải quyết.

Từ kinh nghiệm đó, thời gian qua khi phát hiện những vụ án lớn, có dấu hiệu phức tạp là chúng ta thành lập Ban chỉ đạo chuyên ngành để có sự hợp đồng tác chiến thật tốt.

Thực tế cho thấy việc thành lập Ban chỉ đạo chuyên ngành giúp các cơ quan pháp luật tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm với những đối tượng vi phạm pháp luật là những người có chức, có quyền.

MỚI - NÓNG