Bà Nguyễn thị Hình, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn bị bệnh ngứa đã năm năm. Ban đầu, chân bà xuất hiện các nốt đỏ, bà càng gãi, mảng ngứa càng lan rộng. Bà Hình đã bôi nhiều loại thuốc do nhiều người mách, nhưng bệnh không thuyên giảm.
“Nhiều người trong xóm cũng mắc bệnh ngứa tương tự. Ngứa dữ lắm. Ai mắc bệnh ngứa mới biết khổ sở như thế nào. Tất cả chúng tôi đều chịu đựng nhiều năm trời, rất khó chịu mà không biết chạy chữa ở đâu. Ngứa lan cả đến toàn thân.” bà Hình cho biết.
Bà Ban thị Ngôn, huyện Vũ Sơn, xã Bắc Sơn, cũng mắc chứng ngứa tương tự, xuất phát ở tay. Nhiều người trong xóm cũng bị ngứa như vậy mà không rõ nguyên nhân do đâu. Hơn mười năm trước, một người trong huyện chữa khỏi mách bà Ngôn lên Hà Nội khám tại Khoa Da liễu, bệnh viện 198. Bác sĩ Đỗ Văn Khoát, Trưởng khoa Da liễu, bệnh viện 198 lúc đó đã chữa khỏi cho bà.
“Người dân Bắc Sơn chúng tôi trồng cây thuốc lá, lấy đó làm sinh kế. Tôi chữa ở Hà Nội khỏi hơn 10 năm rồi mà năm nay làm thuốc lại tái phát, nên chỉ đoán là do làm thuốc. Thu nhập người nông dân rất khó khăn nhưng cũng phải gom góp lên Hà Nội chạy chữa, nếu không thì không thể chịu đựng được. Có bà bị nói đi may mắn lên Hà Nội tiêm về khỏi không thì cứ chịu mãi.” bà Ngôn cho biết.
Bác sĩ Đỗ Văn Khoát, nguyên Trưởng khoa Da liễu, bệnh viện 198, đã chữa cho nhiều bệnh nhân huyện Bắc Sơn từ hàng chục năm nay. Nhiều bệnh nhân mách nhau từ Lạng Sơn lên phòng khám của ông tại 101 – C3, Nghĩa Tân, Cầu Giấy để khám. Ông cho biết các bệnh nhân hầu hết đều mắc Viêm da cơ địa (Eczema) mãn tính.
“Viêm da cơ địa mãn tính không dễ phân biệt với nhiều bệnh da liễu khác, đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm thăm khám lâm sàng. Mối liên hệ giữa trồng cây thuốc lá và căn bệnh này cần được nghiên cứu thêm. Nhưng trước hết, bệnh nhân cần được chẩn đoán đúng, tiêm hoặc dùng thuốc hợp lý thì mới hết ngứa dữ dội và sạch được các mảng tổn thương trên da,” bác sĩ Khoát chia sẻ.
“Tôi lên Hà Nội lấy thuốc được hơn một tuần thì hết ngứa, vùng da tổn thương sạch sẽ, bây giờ chúng tôi không đi làm thuốc nữa, các cháu cũng đi làm nhà máy hết rồi, cả xóm chỉ còn hai nhà làm thuốc lá thôi nhưng vẫn có mấy người bị ngứa từ nhiều năm nay rồi không khỏi và cũng không đủ điều kiện để chữa bệnh,” bà Hình, bệnh nhân của bác sĩ Đỗ Văn Khoát chia sẻ.
Tại Lạng Sơn, cây thuốc lá được trồng chủ yếu tại 5 huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan và Bình Gia với tổng diện tích khoảng hơn 2.100 ha. Tuy thuốc lá là loại cây trồng từng mang lại giá trị kinh tế cao nhưng hiện nay nhiều địa phương trong đó có Lạng Sơn đang chuyển đổi sang loại cây trồng khác. Chính quyền địa phương không khuyến khích bởi thuốc lá có hại cho sức khoẻ và người dân cũng không còn mặn mà với loại cây này do giá thu mua bấp bênh và những hệ luỵ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
“Bệnh da liễu tưởng đơn giản nhưng không hề dễ chữa. Bác sĩ phải chữa cho từng người bệnh chứ không phải chữa bệnh theo công thức. Phác đồ quốc tế đều sẵn trên mạng và thuốc nhập về Việt Nam rất đa dạng nhưng với mỗi bệnh nhân phải có cách thức tiếp cận khác nhau mới điều trị dứt điểm được,” bác sĩ Khoát, nguyên Trưởng khoa Da liễu bệnh viện 198 chia sẻ.