Khởi công, khánh thành các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dự kiến, ngày 19/4, Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời các công trình, dự án quan trọng và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4 về việc tổ chức lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo đó, Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án quan trọng và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dự kiến tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt trên cả nước vào ngày 19/4.

Khởi công, khánh thành các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ảnh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, tổng hợp các công trình, dự án quan trọng, các công trình lớn của ngành, lĩnh vực và của các tỉnh (giao thông, năng lượng, công nghiệp, bệnh viện, trường học, thủy lợi, cơ sở hạ tầng số, ứng phó biến đổi khí hậu, văn hóa…) đủ điều kiện theo quy định dự kiến khởi công, khánh thành để chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Danh sách rà soát, tổng hợp này gửi về Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 12/4; báo cáo thông tin về các công trình, dự án (tên, loại hình, quy mô…).

Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án nêu trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Công điện nêu, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), thống nhất đất nước là dịp chúng ta nhìn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn giá trị, những bài học kinh nghiệm được tổng kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, biến những thành tựu vẻ vang trong quá khứ thành động lực để hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.