Khó khăn quanh lễ cưới vương giả

Khó khăn quanh lễ cưới vương giả
Thái tử Charles của đã làm lễ kết hôn với bà Camilla Parker-Bowles. Những trắc trở trong nhiều khía cạnh đã gây khó khăn cho sự chuẩn bị hôn lễ.

Nhiều tờ báo lá cải tại Anh còn tường thuật về chuyện này không khác gì một vở kịch éo le.

Nhưng đồng thời, sự việc cũng đặt ra các vấn đề quan trọng về hiến pháp do mối liên hệ lịch sử giữa chế độ quân chủ, Nhà nước và Giáo hội tại Anh.

Khác biệt

Sự kiện ngày hôm nay rất khác so với đám cưới năm 1981, tiến hành trong nhà thờ St. Paul với sự chú ý của toàn thế giới.

Lần này, Thái tử Charles - Vị vua tương lai của Anh - kết hôn trong khung cảnh khiêm tốn của một phòng trong một buổi lễ đăng ký kết hôn.

Khó khăn quanh lễ cưới vương giả ảnh 1
Hôn nhân với Diana: Khởi đầu thần tiên nhưng kết thúc bi kịch

Một buổi lễ mà ngay cả Nữ hoàng cũng sẽ không tham dự. Tại sao sự kiện lại diễn ra một cách lặng lẽ như vậy?

Một phần bởi vì dư luận chung tại Anh vẫn còn chia rẽ quanh đám cưới, bắt nguồn từ sự cảm thông dành cho công nương Diana quá cố.

Khi còn sống, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, bà Diana đã ngầm quy trách nhiệm đổ vỡ hôn nhân cho mối quan hệ của chồng với bà Camilla Parker-Bowles.

Sự phức tạp ấy có lẽ giải thích vì sao Nữ hoàng Anh sẽ không dự buổi lễ, tuy rằng bà sẽ chủ trì lễ tiếp tân dành cho cặp vợ chồng sau đó.

Tôn giáo

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất, mà còn có cả những trở ngại tôn giáo.

Công nương Diana qua đời trong tai nạn ôtô ở Paris năm 1997, sau khi bà đã ly hôn.

Giáo hội Anh đã nới lỏng quy tắc về việc kết hôn lần nữa và lãnh tụ tinh thần của giáo hội, Tổng giám mục Canterbury, đã bày tỏ ủng hộ kế hoạch kết hôn của thái tử.

Thái tử hy vọng cuộc hôn nhân thứ hai báo hiệu một sự phối ngẫu hạnh phúc hơn. Nhưng nhiều tín đồ Anh giáo vẫn phản đối cuộc hôn nhân.

Giáo hội vẫn phản đối việc cho phép kết hôn đối với những cặp mà quan hệ tình cảm của họ đã gây ra đổ vỡ cho một cuộc hôn nhân trước đó. Mà Thái tử Charles thì đã thừa nhận việc có quan hệ ngoại tình với bà Camilla.

Vì thế, đã phải có một sự thỏa hiệp, tức là có một buổi lễ đăng ký mang tính dân sự, sau đó Tổng giám mục sẽ làm lễ cầu nguyện cho hai người tại một nhà thờ ở lâu đài Windsor.

Nhưng một số cảm thấy rằng việc kết hôn lần nữa khiến Thái tử Charles không thể giữ vị trí đứng đầu Giáo hội Anh.

Một số nhà chỉ trích nói Thái tử Charles không nên nghĩ rằng cuộc hôn nhân của ông là một việc riêng tư, bởi vì chế độ quân chủ phản ánh cả một quốc gia.

Rõ ràng thật khó để cân bằng các vấn đề, ngay cả việc bà Camilla sẽ có tước hiệu gì.

Loan báo chính thức nói bà sẽ mang tước hiệu Nữ công tước Cornwall. Và nếu Thái tử Charles lên ngôi, bà sẽ không mang tước hiệu Hoàng hậu.

Trước đó, Chính phủ Anh đã thừa nhận họ sẽ yêu cầu có biện pháp pháp lý đặc biệt để ngăn không cho bà Camilla trở thành hoàng hậu.

Những diễn biến này đã làm nảy sinh những chỉ trích đám cưới. Nó giải thích vì sao Thái tử Charles đã phải chờ đợi lâu như thế để có bước đi ngày hôm nay mà vẫn đang gây ra tranh cãi.

Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông khởi đầu như một truyện cổ tích và chấm dứt trong thảm kịch. Giờ đây ông hy vọng rằng cuộc hôn nhân thứ hai này sẽ báo hiệu một sự phối ngẫu hạnh phúc hơn.

MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.