Khó có Hoài Thanh

Khó có Hoài Thanh
TP - Cứ than phiền rằng bây giờ giới phê bình văn học không có được “cặp mắt xanh” như Hoài Thanh. Nhưng xin thưa, may mà “Thi nhân Việt Nam” của cụ Hoài Thanh ra đời từ thời ấy.

> Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, chuyện ít người biết
> Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh

Chứ giả dụ bây giờ mà xuất hiện một “Thi nhân Việt Nam” nữa, cho dù cũng với tầm vóc tiên tri, liên tài lẫn siêu việt cùng sự chọn lựa khắt khe như vậy, thì tôi e rằng thể nào cũng sẽ bị…“lên bờ xuống ruộng”. Vì cái “tội” dám gạch người này, bỏ người khác, coi thường nhau !

Còn nhớ mấy năm trước, cái vụ làm “Hợp tuyển thơ thế kỷ 20” nhân dịp Hội nghị dịch thuật văn học Việt Nam ra thế giới, mới chỉ manh nha mà đã “ào ào như sôi”, tranh cãi tóe lửa việc chọn ai, bỏ ai, người nào được mấy bài…

Chẳng khác gì cảnh cướp ấn đền Trần. Cuối cùng hợp tuyển ấy chết yểu. Đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa sau đó phải thốt lên “Văn chương thế giới vào ta cứ thung thăng như chỗ không người. Còn chúng ta ra thế giới sao mà nhễ nhại thế ...”.

Bởi vậy, nếu cứ thế này, sẽ chẳng bao giờ có được những tinh tuyển tầm cỡ

“Thi nhân Việt Nam”, chỉ thấy nhan nhản những tổng tập, toàn tập mà trong đó điểm mặt hàng ngàn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam không sót một ai !

Thực ra không khí văn chương từ hơn 70 năm trước cũng không phẳng lặng gì. Khi một ngày đẹp trời bỗng nhiên hơn bốn chục gương mặt, hầu hết còn rất trẻ và “vô danh” được ngồi lên chiếu “Thi nhân Việt Nam” một cách trang trọng.

Nhà phê bình Hoài Thanh khi ấy chẳng đã chuẩn bị “hứng đá” đấy thôi: “Hàng trăm người sẽ bảo tôi mù vì không trích thơ họ. Những người, thơ trích ít, sẽ nghĩ đáng lẽ phải trích thơ họ nhiều hơn. Những người thơ trích nhiều, sẽ khó chịu vì thấy tên mình bên cạnh những tên họ khinh rẻ…”. Nhưng rồi cụ tặc lưỡi: “Biết làm sao chiều được tất cả

mọi người ? Âu là tôi chỉ chiều tôi vậy”.

Thật là cái tặc lưỡi làm nên lịch sử.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.