Kho bac Nhà nước đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cải cách hành chính các đơn vị tr

Kho bac Nhà nước đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cải cách hành chính các đơn vị tr
Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BTC về việc công bố Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính (CCHC) năm 2019 của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng thuộc khối các Tổng cục.

Theo Quyết định số 1302/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, KBNN đứng vị trí thứ hai về Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả CCHC năm 2019 khối Tổng cục với điểm thẩm định là 96,5/100 (thang điểm tối đa là 100). Tổng cục Hải quan đứng thứ nhất với điểm thẩm định là 97/100. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về: Tổng cục Thuế; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng cục Dự trữ nhà nước.

Kết quả Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2019 cho thấy, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính đều đạt trên 90% điểm so với điểm tối đa, không có sự chênh lệch nhiều, các đơn vị rất quan tâm chú trọng đến công tác CCHC và cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động và qua các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác CCHC.

Kho bac Nhà nước đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cải cách hành chính các đơn vị tr ảnh 1
 

Thông qua kết quả Bộ Tài chính công bố, thể hiện sự nỗ lực của các Tổng cục nói chung và hệ thống KBNN nói riêng trong việc tích cực triển khai các đề án chính sách của Chính phủ, Bộ Tài chính giao cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào sâu, rộng trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ phục vụ tốt hơn nữa các đơn vị sử dụng ngân sách, doanh nghiệp và người dân và cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Đối với hệ thống KBNN, KBNN luôn xác định công tác CCHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào hoạt động CCHC của ngành Tài chính cũng như Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài chính, hệ thống KBNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để CCHC, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ. Trong đó, trọng tâm là cải cách quy trình TTHC về thu, chi NSNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, thủ tục và chi phí thực hiện TTHC cho các đơn vị dự toán ngân sách, chủ đầu tư và người dân trong giao dịch với hệ thống KBNN.

Để thực hiện tốt công tác CCHC, hệ thống KBNN luôn quan tâm chú trọng đầu tư việc xây dựng hạ tầng CNTT là nền móng xuyên suốt của lộ trình phát triển, trên các nền tảng ứng dụng nghiệp vụ chuyên môn vệ tinh xung quanh hệ thống lõi là Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đáp ứng các hạng mục nghiệp vụ theo cấu trúc của hệ thống Chính phủ điện tử như: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; điện tử song phương; liên kho bạc và bù trừ điện tử, DVC trực tuyến và tích hợp DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia… đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn, hiệu quả trên hệ thống. 

Kho bac Nhà nước đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cải cách hành chính các đơn vị tr ảnh 2
 

Việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu trên nền tảng điện tử trong lĩnh vực thu NSNN đã được KBNN thực hiện thông qua hệ thống thanh toán của các Ngân hàng TMCP: Thiết bị chấp nhận thẻ POS BANK; qua hệ thống ATM, Internet banking; Cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế, Hải quan; liên kết trao đổi dữ liệu với các cơ quan trong công tác thu, nộp NSNN… thông qua các chương trình ứng dụng nghiệp vụ điện tử trên đã góp phần giảm thời gian thực hiện, giao dịch thu, nộp NSNN, tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các đơn vị sử dụng NSNN.

Hiện tại KBNN đang tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện DVCTT mức độ 3 và 4. Đồng thời tích hợp thành công 07 DVCTT mức độ 4 thuộc lĩnh vực KBNN trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Thông qua hệ thống DVCTT, đã hình thành thêm một kênh giao dịch điện tử của KBNN để phục vụ khách hàng có thể tự do lựa chọn các giao dịch liên quan, đưa KBNN đến gần hơn nữa với người dân và xã hội thông qua mạng internet là bước CCHC mạnh mẽ của KBNN theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và hình thành Kho bạc điện tử theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí đi lại, chờ đợi cho khách hàng, việc sử dụng DVCTT với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN, nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng và giao dịch với khách hàng nói chung./.

MỚI - NÓNG