Khi nào mật ong thành độc dược?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Mặc dù mật ong có nhiều công dụng nhưng không phải lúc nào chúng cũng lành tính và có thể sử dụng thoải mái.

Trong mật ong có gì?

Mật ong là một chất lỏng hơi sền sệt có vị ngọt do nhiều giống ong hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành. Theo các nhà khoa học, mật ong không phải là một chất do con ong bài tiết. Chủ yếu nó là mật hoa được con ong chế biến và cô đặc lại.

Khi nào mật ong thành độc dược? ảnh 1

Trong mật hoa, tỷ lệ nước lên tới 40-80%, còn trong mật ong chỉ có 15-20%. Thành phần của mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau. Trong mật ong thường có 65-70% glucoza và levuloza, 2-3% sacaroza. Ngoài ra, còn có muối vô cơ, các axit hữu cơ, các men tiêu hóa chất béo, chất bột, men tiêu hóa chất đường và một ít chất bột, protit, sáp, sắc tố, chất thơm, phấn hoa. Trong mật ong chúa, tỷ lệ đường ít hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm và vitamin.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng, vết thương.

Tại Nga, người ta đã sử dụng mật ong mỗi ngày từ 100-150g cho bệnh nhân lao, kết quả cho thấy sức khỏe của họ ngày càng tăng tiến, thể trạng và máu tốt hơn.

Cũng theo lương y Hồng Minh, mật ong có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ axit của dịch vị, độ axit dạ dày trở thành bình thường và làm giảm các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Ngày trước, mật ong hay được dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật và một vài bệnh về thần kinh. Nó còn là thứ thuốc an thần giúp ngủ ngon và đỡ nhức đầu.

Theo kết quả của trên 2.000 thí nghiệm từng được thực hiện, mật ong có thể tiêu diệt được một số vi trùng gây bệnh như vi trùng lỵ, thương hàn... Do đó, nó từng được dùng để điều trị các viêm loét và được xem là một loại kháng sinh tự nhiên nhất.

Với những người bị bệnh ở đường khí quản, mật ong được dùng để xông hơi, giúp tiêu diệt các khuẩn gây bệnh. Với những người cảm lạnh, chỉ cần uống mật ong nguyên chất hoặc trộn với chanh hoặc sữa là mọi triệu chứng khó chịu sẽ dần tan biến.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thường làm giả mật ong bằng mật mía, nước thủy phân tinh bột hoặc siro. Mật ong của những con ăn đường hoặc mật mía có tỷ lệ sacaroza cao. Những loại mật này không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn gây béo phì nếu sử dụng thường xuyên.

Mật ong có thể gây chết người

Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù mật ong có nhiều công dụng nhưng không phải lúc nào chúng cũng lành tính và có thể sử dụng thoải mái. Với mật ong tự nhiên, nếu ong hút phải mật của các loại cây có chất độc như mã tuyền, cây lim, cây trúc đào… sẽ trở thành loại mật ong độc.

Không chỉ vậy, vị chuyên gia khuyến cáo không nên ăn hành tỏi sống cùng với mật ong. Đây là hai thứ rất kỵ nhau do hành, tỏi tính vi ôn, tân tán, mật ong lại cam ôn hay úng khí. Tân tán thì hao khí, úng với háo hai thứ đối chọi với nhau tất sinh ra chứng điên cuồng hoặc uất nhiệt, trường ung, bụng trướng. Khi ăn phải, cần nấu nước cam thảo để chữa.

Đặc biệt, tuyệt đối không kết hợp mật ong cùng chuối hột hoặc đậu nành bởi sẽ gây trướng bụng, trường ung, thậm chí gây chết người.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống sắn dây cùng mật ong, mặc dù chúng không gây phản ứng nguy hiểm ngay tức khắc cho cơ thể nhưng sẽ khiến chúng ta ngứa ngáy, nóng trong người, nếu gặp người có thể trạng yếu, phản ứng sẽ nặng nề hơn.

Mặc dù mật ong tính bình song một số người ở thể nhiệt khi dùng vẫn sẽ gây nóng trong. Chuyên gia cũng khuyến cáo không nên dùng loại mật này cho trẻ em dưới 12 tháng vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG