BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3452/BHXH-CSYT gửi BHXH các địa phương, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về thực hiện Nghị định 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ (Nghị định 75).
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công an đã triển khai thí điểm sử dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ căn cước công dân gắn chíp trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT). Bước đầu, việc thí điểm được triển khai tại 5 bệnh viện ở Hà Nội và Quảng Bình.
BHXH Hà Nội cho biết, tính tới hết tháng 9 vừa qua, đã có hơn 7,4 triệu lượt người trên địa bàn đi khám chữa bệnh BHYT, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
BHXH Việt Nam cho biết, tới ngày 23/9, toàn quốc đã có hơn 11,4 nghìn cơ sở y tế dùng căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ BHYT trong làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT (tương đương hơn 90% cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT toàn quốc).
BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tới hết tháng 8 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 1,1 triệu người tham gia BHYT, đạt độ bao phủ hơn 99% dân số (vượt gần 4% so với chỉ tiêu Chính phủ giao).
Bạn đọc Huỳnh Thị Phúc (TPHCM) hỏi: Tôi tham gia BHYT với nơi khám chữa bệnh (KCB) ban đầu là Bệnh viện quận Gò Vấp (TPHCM) nay muốn đổi sang Bệnh viện quân y 175 được không? Vì trước đây tôi từng đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện quân y 175, nhưng sau đó công ty tự đổi sang bệnh viện khác. Nếu muốn đổi lại nơi đăng ký KCB ban đầu tôi cần làm thủ tục gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) được xây dựng nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân, do nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Người tham gia chỉ đóng vài trăm nghìn đồng mỗi năm, nhưng được quỹ BHYT thanh toán tiền khám chữa bệnh (KCB) không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm. Quỹ BHYT nhằm chia sẻ, giảm gánh nặng tài chính cho những gia đình không may có người ốm đau, bệnh tật.
BHXH tỉnh Tiền Giang vừa phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức bảo trợ xã hội và nhà tài trợ tặng 500 thẻ BHYT trị giá gần 161 triệu đồng cho người dân trên địa bàn huyện Cái Bè (Tiền Giang).
Mới đây, tại cuộc họp về công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ LĐ-TB&XH hỗ trợ, hướng dẫn việc tham gia BHYT đối với người cao tuổi chưa tham gia.
Giám định chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ quan trọng của BHXH Việt Nam nhằm quản lý và sử dụng quỹ BHYT minh bạch, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi người tham gia. Từ năm 2017 tới nay, BHXH Việt Nam đã đầu tư, đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT, nhờ đó tạo đột phá trong nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.
TPO - Sáng 8/7, đại diện Bảo hiểm Xã hội (BHXH) đã chính thức lên tiếng về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại một số bệnh viện ảnh hưởng tới quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT).
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam yêu cầu BHXH các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các bệnh viện đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân. Tuyệt đối không để người bệnh tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) phải tự mua các thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng.
TPO - Nếu các đề xuất mới trong Dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) được thông qua, ngoài BHYT cơ bản, người dân có thể đóng thêm tiền để nhận quyền lợi thanh toán khám chữa bệnh từ BHYT cao hơn mức cơ bản. Cùng đó, mã thẻ BHYT là duy nhất, sẽ theo mỗi người suốt cuộc đời, và thêm Hội đồng quốc gia về BHYT do Bộ Y tế thường trực.
Những năm gần đây, mỗi năm quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hơn 100 nghìn tỷ đồng cho khoảng 170 triệu lượt người khám chữa bệnh. Quỹ BHYT ngày càng khẳng định là nguồn tài chính đáng kể chia sẻ trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân và đảm bảo an sinh xã hội, giảm gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình.
BHXH Việt Nam vừa có Công văn 3242/BHXH-CSYT gửi BHXH các địa phương, BHXH Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân về khám chữa bệnh BHYT sau giai đoạn giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
TP - Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng. Do đó, Đảng và Nhà nước xác định là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta. Quỹ BHYT giữ vai trò chia sẻ gánh nặng tài chính nếu không may người dân gặp rủi ro về sức khỏe.
BHXH Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu BHXH các địa phương chủ động phối hợp, hỗ trợ các bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 mới thành lập trong thanh toán kịp thời chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Theo BHXH Việt Nam, trong nửa đầu năm, toàn quốc có trên 16 triệu lượt đăng ký dùng ứng dụng VssID - BHXH số, trong đó hơn 15 triệu hồ sơ hợp lệ được cấp tài khoản.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Huyền (TPHCM) hỏi: Tôi có hộ khẩu và mua BHYT hộ gia đình tại Cần Thơ, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến huyện. Nay tôi sông ở TPHCM, vậy tôi tới khám, lấy thuốc BHYT ở Trung tâm y tế Quận 11 có đúng tuyến và có được hưởng đầy đủ chế độ như nơi đăng ký ban đầu không?
Bạn đọc Lê Văn Khương (Hà Nội) hỏi: Tôi là cán bộ hưu trí, đang hưởng BHXH tại quận Cầu Giấy, đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Giao thông vận tải, nay tôi muốn chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện khác trong hoặc ngoài tỉnh được không? Nếu được cần phải làm các thủ tục gì?
TPO - Từ ngày 1/7 tới, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức được vận hành. Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đang chuẩn hoá dữ liệu, sẽ đề xuất các ngành chức năng cho phép sử dụng căn cước công dân có gắn chíp thay thể thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong khám chữa bệnh.
Sau gần 4 năm đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định Bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, đã giúp đơn giản hóa thủ tục trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT, góp phần ngăn chặn tình trạng trục lợi Quỹ BHYT. Để nhìn nhận rõ hơn về hệ thống này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam).
Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 90,7%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh…