Làm gì để đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu?

0:00 / 0:00
0:00
Làm gì để đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu?
Bạn đọc Lê Văn Khương (Hà Nội) hỏi: Tôi là cán bộ hưu trí, đang hưởng BHXH tại quận Cầu Giấy, đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Giao thông vận tải, nay tôi muốn chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện khác trong hoặc ngoài tỉnh được không? Nếu được cần phải làm các thủ tục gì?

Trả lời:

Theo Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế; Hướng dẫn Liên ngành số 14955/HDYT-BHXH của Sở Y tế và BHXH Hà Nội: Người tham gia BHYT được quyền đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh.

Như vậy trường hợp của ông/bà có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu mỗi quý tại một trong số các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, xã trên địa bàn TP.Hà Nội phù hợp với nơi cư trú.

Để thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, ông/bà kê khai theo mẫu TK1-TS (mẫu khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT) và nộp tại BHXH cấp huyện nơi cấp thẻ BHYT cho mình để đề nghị đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Trường hợp ông/bà muốn chuyển đăng ký khám, chữa bệnh tại một tỉnh khác ngoài Hà Nội, do ông/bà không cung cấp thông tin cụ thể nơi đến nên chúng tôi chưa đủ thông tin để hướng dẫn.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về chế độ BHXH, BHYT, BHTN có thể liên hệ Tổng đài của BHXH Việt Nam để được hỗ trợ trực tiếp, gọi số: 1900.90.68.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.