“Kế hoạch B” cứu Hiến pháp châu Âu

“Kế hoạch B” cứu Hiến pháp châu Âu
Ngày 29/5 và 1/6 tới sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp châu Âu tại Pháp, Hà Lan. Toàn châu Âu đang hướng về Pháp và Hà Lan với mối lo lớn.
“Kế hoạch B” cứu Hiến pháp châu Âu ảnh 1
Nhiều người Pháp phản đối Hiến pháp EU

Các cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người dân 2 nước này sẽ bỏ phiếu bác bỏ bản Hiến pháp chung có ý nghĩa quyết định với tương lai chính trị của Liên minh châu Âu (EU).

Nếu trường hợp này xảy ra, trưng cầu dân ý sẽ không tiếp tục diễn ra tại những nước thành viên khác mà ủy ban soạn thảo lại phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp, một quy trình mất nhiều thời gian và rất phức tạp.

Không muốn bản Hiến pháp bị chết yểu kéo theo hàng loạt thách thức, các nhà lãnh đạo EU đã bí mật vạch ra “kế hoạch B”. Trong trường hợp Hiến pháp EU không được thông qua tại Pháp, nhưng số người phản đối không quá lớn, 25 nước thành viên sẽ ra một tuyên bố chung khẩn cấp.

Tuyên bố này khẳng định Hiến pháp vẫn không bị đổ vỡ, việc phê chuẩn tại các nước thành viên EU khác cần phải tiếp tục và quá trình này kéo dài trong vòng 2 năm.

Để Hiến pháp có hiệu lực cần sự đồng thuận tất cả 25 nước thành viên EU. Một số nước như Hungary, Latvia, Slovakia...không thực hiện trưng cầu dân ý mà đã phê chuẩn Hiến pháp EU tại Quốc hội.

Quy trình này đơn giản hơn nhiều so với trưng cầu dân ý, nhưng hầu hết các nước EU vẫn quyết tâm thực hiện vì xem đây là cách tốt nhất để tăng cường hiểu biết cũng như trách nhiệm của người dân với Hiến pháp.

Ngày 20/2 vừa qua Tây Ban Nha là nước đầu tiên trưng cầu dân ý Hiến pháp châu Âu và đã thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử này.

Tuy nhiên, nếu phần lớn người dân Pháp, một trong những thành viên sáng lập của EU, nói không với bản Hiến pháp sẽ làm đảo lộn mọi kế hoạch nhằm hướng tới xây dựng “ngôi nhà chung” châu Âu trong tương lai.

Mặc dù các nhà lãnh đạo EU chưa thừa nhận có “kế hoạch B”, nhưng tờ Telegraph của Anh đã đưa ra những bằng chứng cụ thể. Ngày 1/7 tới, Anh sẽ tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên EU từ Luxembourg trong 6 tháng.

Nếu Pháp hoặc Hà Lan không thông qua được bản Hiến pháp, Nội các mới của Thủ tướng T.Blair sẽ đối mặt với giai đoạn “khủng hoảng ngoại giao” trong EU. Để tránh tình cảnh này, Ngoại trưởng Anh Jean Asselborn và một số quan chức cấp cao khác đã vạch ra kế hoạch giải cứu.

Theo kế hoạch, Hiến pháp châu Âu vẫn tiếp tục được thông qua tại các nước thành viên khác và cuối cùng sẽ trưng cầu dân ý một lần nữa ở Pháp.

Kế hoạch này có thể không thực hiện được nếu có quá nhiều người Pháp nói không với bản Hiến pháp EU. Trong trường hợp này EU không thể đưa ra tuyên bố chung khẩn cấp vì làm như vậy sẽ gây tổn hại đến uy tín của liên minh cũng như hiệu lực của bản Hiến pháp.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
TPO - Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 37 vụ án trong quý 2/2024. Trong đó, có vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes liên quan đến ông Lê Thanh Thản.