(TPO) - Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí lùi hạn chót việc thông qua hiến pháp châu Âu, nhưng những bất đồng về ngân sách vẫn chưa được giải quyết.
(TPO)- Hôm nay và ngày mai, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu sẽ gặp nhau trong một cuộc họp thượng đỉnh nhiều khả năng là "rất căng thẳng và chia rẽ" về tương lai EU.
Ngoại trưởng Jack Straw nói "không có lý do" gì nữa để theo đuổi việc trưng cầu dân ý về Hiến pháp của EU sau khi dân Pháp và Hà Lan đã bỏ phiếu chống.
(TPO) Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thất vọng và khủng hoảng ngày càng tăng trong lòng EU sau khi dân Pháp và Hà Lan liên tiếp quay lưng lại với dự thảo Hiến pháp.
(TPO) Khi giới lãnh đạo châu Âu vẫn chưa hết sốc về việc Pháp và Hà Lan nói "không" với Hiến pháp EU, thì mối quan tâm lớn nhất hiện nay là số phận bản Hiến pháp sẽ đi về đâu?
(TPO) Cơn "ác mộng" Hiến pháp châu Âu bị người dân Hà Lan quay lưng đã trở thành hiện thực khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ rạng sáng hôm nay (2/6), cho thấy 62,2% người Hà Lan đã nói “Không”.
(TPO) Người dân Hà Lan sẽ nói “Không” hay “Đồng ý” với Hiến pháp châu Âu là bài toán khiến các nhà lãnh đạo đất nước đau đầu. Liệu cuộc trưng cầu dân ý có là liều thuốc đắng?
Việc người Pháp nói “không” với Hiến pháp EU cũng giống như người Anh nói “không” với thịt bò, người Nga nói “không” với rượu Vodka, như trái tim đột nhiên không chung nhịp đập cùng cơ thể...
Những người Pháp ủng hộ cũng như phản đối bản Hiến pháp mới của Liên hiệp châu Âu (EU) đã chấm dứt những cuộc vận động cuối cùng trước ngày trưng cầu dân ý vào Chủ nhật.
Ngày 29/5 và 1/6 tới sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp châu Âu tại Pháp, Hà Lan. Toàn châu Âu đang hướng về Pháp và Hà Lan với mối lo lớn.