KBNN lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước. Các quy định sửa đổi này sẽ phù hợp với thực tế và tiến trình hiện đại hóa hướng tới kho bạc số của Kho bạc Nhà nước vào năm 2023.

Bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi

Bộ Tài chính đang có dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước. Theo Bộ Tài chính: Nghị định số 24/2016/NĐ-CP bước đầu đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để triển khai các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ Nhà nước theo hướng hiện đại, đáp ứng mục tiêu quản lý an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý ngân quỹ Nhà nước đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước, gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý ngân quỹ, ngân sách và quản lý nợ; đồng thời, hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ. .

KBNN lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ ảnh 1

Quản lý ngân quỹ KBNN

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Nghị định số 24/2016/NĐ-CP vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như: Chưa quy định cụ thể nguyên tắc sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi; Việc đánh giá tình hình thực hiện NQNN quý hiện hành chưa sát hoặc phải thực hiện chậm hơn so với quy định; Một số quy định về sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi của NSNN tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP chưa phù hợp với Luật Quản lý nợ công; Về việc mua lại có kỳ hạn TPCP; Về biện pháp xử lý thiếu hụt NQNN bằng ngoại tệ …

Vì vậy, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện và rà soát với các quy định hiện hành, việc xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP là rất cần thiết.

Bổ sung nhiều điểm mới

Nhằm hoàn thiện, sửa đổi bám sát thực tế, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân quỹ, dự thảo của Bộ Tài chính đã đưa ra một số quy định cụ thể: Về nguyên tắc quản lý ngân quỹ Nhà nước, để phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung nguyên tắc việc sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi được thực hiện bằng đồng Việt Nam..

Do đó, rà soát và hoàn thiện Nghị định đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của các Luật, Nghị định liên quan; đồng thời, cải cách công tác quản lý NQNN theo định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.

Đồng thời, kế thừa các quy định còn phù hợp tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP; đồng thời, bổ sung, hoàn chỉnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện thời gian qua. Một số nội dung sửa đổi bổ sung của dự thảo, Cụ thể như sau:

Về nguyên tắc quản lý NQNN: Để phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, trình Chính phủ bổ sung khoản 4 vào Điều 4 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc: việc sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi được thực hiện bằng Đồng Việt Nam.

KBNN lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ ảnh 2

Huy động vốn qua Phát hành trái phiếu chính phủ

Về thời hạn xây dựng và phê duyệt phương án điều hành NQNN: Để phù hợp với thực tiễn về tổng hợp, phân tích số liệu về thu, chi NSNN và đảm bảo tính khả thi về thời hạn xây dựng và phê duyệt phương án điều hành NQNN, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn xây dựng và phê duyệt phương án điều hành NQNN tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP theo hướng: (i) đối với phương án điều hành NQNN quý: KBNN trình Bộ Tài chính “chậm nhất ngày 01 của tháng đầu quý, Bộ Tài chính phê duyệt “chậm nhất ngày 05 của tháng đầu quý”; (ii) đối với phương án điều hành NQNN năm: KBNN trình Bộ Tài chính “chậm nhất ngày 01 tháng 01 của năm, Bộ Tài chính phê duyệt “chậm nhất ngày 05 tháng 01 của năm”.

Ngoài ra dự thảo còn sửa đổi bổ sung một số nội dung khác: Về việc sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi; Về biện pháp xử lý NQNN tạm thời thiếu hụt; Về biện pháp phòng ngừa rủi ro; Về tài khoản thanh toán tập trung; Về việc mở tài khoản, trả lãi và thu phí dịch vụ thanh toán đối với các đối tượng mở tài khoản tại KBNN; Về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động quản lý NQNN.

MỚI - NÓNG