TP - Gần 100 tấn sách với 400 đầu sách, 400 nghìn bản in lậu cùng các thiết bị in bị thu giữ, 90 nghìn cuốn sách giáo khoa giả, 7 tấn ấn phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ... là những con số đáng báo động về nạn buôn bán sách lậu, sách giả.
TPO - Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ một nhóm đối tượng làm giả sách với số lượng cực lớn. Điều đáng nói, mỗi ngày các đối tượng bán ra thị trường từ 300-600 quyển/ngày.
TP - Dù năm học mới đã bắt đầu nhưng đến nay nhiều phụ huynh tại TPHCM và Hà Nội vẫn chưa thể mua được những loại sách chuyên đề, sách bài tập theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; nhiều nơi thiếu cả sách giáo khoa.
TP - Sau hàng loạt các động thái thu, phạt, cảnh cáo... của các cơ quan chức năng, sách giả không những ít đi còn có phần nở rộ hơn. Gần đây, trên mạng xã hội, sách giả được chào bán công khai với giá chỉ bằng 1/3 thậm chí 1/8 giá bìa, cá biệt có những đầu sách mới ra được giới thiệu giá 1.000 đồng.
TP - Sách lậu, sách giả ngày càng tinh vi hơn khiến cuộc đấu tranh ngày càng phức tạp, nhưng không vì thế mà bó tay. Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nêu một loạt giải pháp thúc cuộc chiến chống sách lậu, sách giả trong thời gian tới.
TP - Việc lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM nhận thù lao biên soạn SGK mới đang khiến dư luận xôn xao. Bộ GD&ĐT đã có văn bản thông tin đến báo chí về vụ việc nhưng sự việc ở Sở GD&ĐT TPHCM liệu có đơn giản như Bộ GD&ĐT khẳng định?
TP - SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Bộ GD&ĐT công bố với 32 cuốn cho 8 môn học và hoạt động trải nghiệm. Tháng 9/2020 sẽ thực hiện thay SGK. Trong số 32 bản sách được công bố có tới 24 bản sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
TP - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, sắp tới Bộ xin ý kiến xã hội về dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Dự kiến, chậm nhất trước tháng 3/2020, các địa phương sẽ chọn được sách và công bố sách nào sử dụng trong trường học.
TPO - Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho thấy số lượng SGK giáo dục phổ thông (SGK GDPT chương trình năm 2000, gọi tắt là SGK 2000 – pv) đã in, phát hành giai đoạn 2012-2017 tương đối ổn định (khoảng trên 100 triệu bản/năm) và chiếm tỷ lệ lớn khoảng 30% tổng sản lượng xuất bản phẩm cả nước. Nhưng nếu tính cả sách tham khảo, sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt công nghệ giáo dục thì lên đến 75% tổng sản lượng xuất bản phẩm toàn quốc.
TP - Nước ta vẫn còn nghèo, ấy vậy mà mỗi năm phụ huynh phải móc hầu bao hơn 1 nghìn tỷ đồng để mua khoảng 100 triệu cuốn SGK các loại. Ðiều đáng nói, sau 1 năm đa số “núi” sách khổng lồ trên không thể tái sử dụng vì học sinh đã giải bài tập thẳng vào sách. GS Ðinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng trường ÐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng đây chính là thủ thuật, tiểu xảo để bán sách chứ không hề có ý nghĩa gì về mặt chuyên môn.
TP - 'SGK đi kèm sách bài tập như hiện nay là không phù hợp. Cách làm như vậy là người viết sách, in sách đã thiên về kinh doanh mà xem thường yếu tố giáo dục', GS.TS Phạm Hồng Tung, chủ biên môn Lịch sử, Chương trình GDPT tổng thể nhấn mạnh.
TP - Ðầu năm học mới, NXB Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) công bố đã in đã phát hành trên 100 triệu bản SGK, đạt 102% kế hoạch. Thế nhưng trước khi năm học mới bắt đầu cả tháng, SGK vẫn thiếu ngược thiếu xuôi. Không chỉ các thành phố lớn mà các tỉnh lẻ, SGK cũng vẫn thiếu.
TPO - Theo nhiều phụ huynh ở Hà Nội phản ánh, chưa năm nào sách giáo khoa khó mua như năm nay. Khi thời điểm năm học mới đã gần kề, nhưng nhiều đầu sách vẫn thiếu, chưa hẹn “ngày về”.