Đến nay, cả nước đã có 1.300 nhà trẻ cho 74.873 trẻ mẫu giáo, 52.606 học sinh tiểu học, 14.073 học sinh trung học cơ sở, hơn 2.300 học sinh trung học phổ thông là học sinh khuyết tật được đến trường. Đó là báo cáo của Bộ GD&ĐT tại Hội thảo khoa học nhằm đánh giá kết quả thực hiện giáo dục học sinh khuyết tật trong 20 năm qua.
Theo đó, việc giáo dục hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật cũng đã được chú trọng, các cơ sở đào tạo nghề được triển khai rộng khắp toàn quốc. Nhiều học sinh khuyết tật tốt nghiệp trung học phổ thông và các trường cao đẳng, đại học có đóng góp cho gia đình, xã hội. Đặc biệt, các khoa giáo dục đặc biệt được thành lập tại các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Trung ương Hà Nội…đào tạo giáo viên có chuyên môn, kỹ năng giảng dạy học sinh khuyết tật.
Theo các nhà quản lý giáo dục, số lượng trẻ khuyết tật được đi học đã tăng lên tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, nhiều địa phương, trường học, cán bộ, giáo viên chỉ coi việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật như việc làm thêm, làm từ thiện mà chưa thấy rõ trách nhiệm của mình. Nhiều phụ huynh học sinh trẻ khuyết tật chưa nhận thức đầy đủ về khả năng của con em mình nên cam chịu, không tạo điều kiện cho trẻ phát triển, học tập. Các sơ sở giáo dục hòa nhập và chuyên biệt còn Theo thống kê của Uỷ ban về các vấn đề Xã hội, ở Việt Nam hiện nay có 7 triệu người khuyết tật, trong đó trẻ em chiếm 28,3%.