Hơn 400 hộ không chấp hành tháo dỡ nhà kính trái phép trên đất rừng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - UBND tỉnh Lâm Đồng đã nhiều lần cho gia hạn nhưng đến nay TP Đà Lạt vẫn chưa thể tháo dỡ hàng trăm ha nhà kính xây dựng trái phép trên đất rừng. Một loạt chủ tịch UBND các phường, xã ở Đà Lạt bị phê bình vì chậm trễ trong giải quyết vấn nạn này.
Hơn 400 hộ không chấp hành tháo dỡ nhà kính trái phép trên đất rừng ảnh 1

Nhà kính lấn dần vào rừng thông

Ngày 6/1, nguồn tin từ Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, qua kiểm tra, khảo sát, toàn tỉnh có trên 227ha nhà kính, nhà lưới do 649 hộ xây dựng trái phép trên đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó, nhiều nhất là TP Đà Lạt với gần 185ha, huyện Lạc Dương trên 21ha…

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tiến hành giải tỏa toàn bộ số nhà kính này trước ngày 30/9, sau đó gia hạn đến 31/12/2021. Thế nhưng đến nay, tổng số diện tích nhà kính đã tháo dỡ chỉ ở mức dưới 10%. Đa số các trường hợp chưa giải tỏa nằm trên địa bàn TP Đà Lạt.

Hơn 400 hộ không chấp hành tháo dỡ nhà kính trái phép trên đất rừng ảnh 2

Tháo dỡ nhà kính không phép

UBND TP Đà Lạt đã phê bình chủ tịch các phường 4, 7, 8, 10, 11, 12 cùng hai xã Xuân Thọ và Tà Nung vì chậm trễ xử lý các công trình, nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, sở dĩ có việc chậm trễ này là do các thủ tục cưỡng chế giải tỏa phức tạp; cần có thêm thời gian để vận động, thuyết phục bởi nhiều hộ đã canh tác lâu dài trên đất lâm nghiệp, một số trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác, mùa vụ sắp đến lúc thu hoạch nên sau khi thu hái nông sản, sẽ triển khai tháo dỡ nhà kính.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, dựng nhà lưới, nhà kính trên đất quy hoạch lâm nghiệp là sai luật nên phải xử lý rốt ráo trong quý 1 năm nay; huyện, thành nào không thực hiện nghiêm túc thì lãnh đạo địa phương đó sẽ bị xử lý trách nhiệm.

Các huyện, thành phố phải đưa công tác quản lý quy hoạch về đúng trật tự, khôi phục lại các mảng xanh trên đất lâm nghiệp để tạo dựng môi trường sinh thái bền vững; giữ gìn cảnh quan, môi trường, nhất là các khu vực ven đèo Prenn, đèo Mimoza, quốc lộ 27C và các tuyến đường cửa ngõ vào TP Đà Lạt.

Hơn 400 hộ không chấp hành tháo dỡ nhà kính trái phép trên đất rừng ảnh 3

Nhà kính quy mô lớn ở Lâm Đồng

Sau khi tháo dỡ nhà kính, để tránh làm xáo trộn lớn đến đời sống của người dân, tỉnh cho phép các hộ sử dụng diện tích đất rừng nói trên để trồng cây lâm nghiệp hoặc trồng xen cây công - nông nghiệp, cây đa mục đích với cây rừng theo Đề án “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND các huyện, thành phố thành lập tổ công tác để kiểm tra, xử lý tháo dỡ toàn bộ nhà kính, nhà lưới trên diện tích đất lâm nghiệp.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý việc xây dựng nhà kính, nhà lưới để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vừa đảm bảo mỹ quan, môi trường, nhưng một số địa phương thực hiện chưa nghiêm, chưa quyết liệt.

Hơn 400 hộ không chấp hành tháo dỡ nhà kính trái phép trên đất rừng ảnh 4

Hàng loạt nhà kính 'mọc' trái phép trên đồi

Tình trạng xây dựng công trình, làm nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất lâm nghiệp, phát triển rừng và giữ gìn cảnh quan, môi trường.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.